ClockThứ Sáu, 26/05/2023 16:58

ACB tiếp tục giảm lãi suất cho khách hàng

TTH.VN - Thông tin từ Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Huế, từ ngày 26/5, ACB thông báo đẩy mạnh gói ưu đãi lãi suất vay, quy mô được tăng từ 20.000 tỷ đồng lên mức 30.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN), khách hàng cá nhân (KHCN) với mức ưu đãi giảm tối đa 3% lãi vay so với biểu lãi suất.

ACB Phú Bài chính thức đi vào hoạt độngACB đẩy mạnh việc bảo vệ tài nguyên biển Đông Nam Á

leftcenterrightdel
Khách hàng giao dịch tại ACB chi nhánh Huế  

Đây được coi là phản hồi tích cực của ACB trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có các động thái giảm lãi suất.

Trước đó, cuối tháng 2/2023, nhà băng này cũng đã chủ động triển khai gói vay ưu đãi với quy mô 20.000 tỷ đồng, trong đó, riêng TP. Hồ Chí Minh, ACB dành thêm 2.000 tỷ đồng cho chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp phối hợp với NHNN TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Chương trình hiện đã giải ngân 80%.

Ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc ACB cho biết: “Được phân bổ hạn mức tín dụng đầu năm, chúng tôi đã chủ động sắp xếp các nguồn vốn tín dụng để thực hiện các gói vay ưu đãi hỗ trợ KHCN và KHDN triển khai kế hoạch kinh doanh của mình. Việc tiếp tục mở rộng quy mô lần này, ACB mong muốn có thể chia sẻ nhiều hơn áp lực tài chính cho khách hàng trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn hiện nay”.

Đây là đợt thứ 2 trong năm ACB giảm lãi suất ưu đãi cho KHDN và KHCN, với quy mô tăng thêm 10.000 tỷ đồng. Các khách hàng có nhu cầu vay vốn tại ACB sẽ được hưởng mức ưu đãi lãi suất vay thấp hơn biểu lãi suất tối đa đến 3%/năm.

Các chuyên gia cũng đánh giá việc các ngân hàng tiếp tục tung ra nhiều gói vay ưu đãi sẽ làm giảm áp lực trên thị trường còn nhiều khó khăn, gỡ nút thắt về nguồn vốn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi nền kinh tế.

Được biết, ACB vẫn duy trì chính sách giảm từ 0,5% đến 2% cho khách hàng hiện hữu có khoản vay đến kỳ thay đổi lãi suất, mức giảm cụ thể căn cứ vào mức độ sử dụng các dịch vụ thanh toán trong và nước tại ACB (Thẻ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tài khoản và mua bán ngoại tệ). ACB khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán với các chương trình miễn giảm phí, vừa thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, vừa đem lại lợi ích lớn cho cả khách hàng và ngân hàng.

PV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top