ClockThứ Năm, 18/06/2020 08:15

Bí quyết giúp doanh nghiệp sở hữu quy trình tuyển dụng hiệu quả

TTH.VN - Làm cách nào để doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình tuyển dụng (job recruitment process) hiệu quả mà vẫn đảm bảo nguồn lực cho hoạt động phát triển kinh doanh cốt lõi?

Quy trình tuyển dụng nhân sự là gì?

Quy trình tuyển dụng thường được thực hiện bởi các nhà quản lý nhân sự (HRM), công ty cung cấp dịch vụ nhân sự (recruitment firm) hoặc kết hợp cả hai. Các nhà quản lý nhân sự thường là người nắm toàn bộ quá trình tuyển dụng của một doanh nghiệp (a company recruitment process), hợp tác với các bộ phận liên quan và các thành viên trong nhóm để triển khai hợp lý vấn đề tuyển dụng.

Điều gì tạo nên một quy trình tuyển dụng hoàn hảo?

Một quy trình tuyển dụng hiệu quả (effective job recruitment process) cho phép doanh nghiệp tìm kiếm các ứng viên đủ điều kiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tối đa hóa tự động hóa

Sử dụng hệ thống theo dõi người nộp đơn ứng tuyển (ATS) để tối đa hóa tự động hóa cho quy trình tuyển dụng. Doanh nghiệp có thể tự động hóa nơi đăng tải danh sách công việc, theo dõi số lượng ứng viên và sơ yếu lý lịch để tìm những ứng viên đủ điều kiện nhất.

Chương trình giới thiệu nhân viên (Referral Program)

Tạo chương trình giới thiệu nhân viên để lôi kéo nhân viên nội bộ vào quá trình tuyển dụng.ác nhân viên nội bộ cần có nhiều động lực hơn để truyền bá về cơ hội việc làm tại công ty, và họ có thể sở hữu mối quan hệ với những ứng viên tiềm năng trong ngành.

Phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng rõ ràng

Ngày nay, các ứng viên thường nghiên cứu thông tin doanh nghiệp trực tuyến, vì thế việc phát triển thương hiệu trực tuyến là vô cùng quan trọng.

Các bước triển khai quy trình tuyển dụng (job recruitment process)

1. Xác định nhu cầu của doanh nghiệp

Liệt kê nhu cầu trước khi bạn tạo thông tin tuyển dụng. Nhiệm vụ sẽ khó khăn hơn nếu doanh nghiệp cần một vị trí mới hoặc thay đổi trách nhiệm của một vị trí trước đây.

2. Chuẩn bị mô tả công việc (Job Description)

Các thông tin mô tả công việc cần giúp ứng viên xác định được nhiệm vụ và trách nhiệm của họ khi ứng tuyển thành công cho vị trí.

3. Bắt đầu tìm kiếm

Sử dụng các công cụ tuyển dụng giúp cắt giảm thời gian tìm kiếm hồ sơ ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Đây là phần tốn nhiều thời gian nhất trong quy trình tuyển dụng của mọi doanh nghiệp.

4. Sàng lọc hồ sơ tiềm năng

Khi đã có danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn, hãy tiến hành sàng lọc để thu hẹp quy trình tuyển chọn và đảm bảo doanh nghiệp không mất quá nhiều thời gian để phỏng vấn trực tiếp ứng viên.

5. Phỏng vấn trực tiếp

Các cuộc phỏng vấn nên được tiến hành ngay sau khi sàng lọc danh sách ứng viên. Hãy thông báo với người được phỏng vấn về các giai đoạn tiếp theo và trong bao lâu ứng viên có thể biết  được kết quả tuyển dụng.

6. Cung cấp công việc

Ứng viên có thể thay đổi quyết định ngay khi họ đã được nhận vào làm. Chính vì thế hãy đảm bảo làm rõ thông tin liên quan đến mong muốn và thời gian thử việc.

Lời kết

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp (a company recruitment process).

Tham khảo thêm: Các công ty tuyển dụng cao cấp (headhunter placement agency)

Để được tư vấn bởi đội ngũ nhân sự của chúng tôi, vui lòng liên hệ với văn phòng Navigos Search qua thông tin bên dưới.

  • Brandname: Navigos Search
  • Tag line: Success After Joining
  • Website: https://www.enworld.com.vn/
  • Email: contact@navigossearch.com
  • Điện thoại: +84 28 3925 5000 (VP HCM); +84 24 3974 3033 (VP HN); +84 23 6351 9119 (HN DN)
  • Fax: +84 28 3925 5000 (HCM office); +84 24 3974 3033 (HN Office); +84 23 6351 9119 (DN Office)
  • Địa chỉ: Hồ Chí Minh: Tầng 20, Tòa nhà E.Town Central, 11 Đoàn Văn Bơ, Quận 4, HCMC; Hà Nội: Tầng 7, V-Building, 125 - 127 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; Đà Nẵng: Tầng 8, Indochina Riverside Tower, 74 Bạch Đằng, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top