ClockThứ Ba, 07/03/2023 21:47

Biến đổi khí hậu ngày càng tác động rõ rệt

TTH - Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu (BĐKH), tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến bất thường, xu thế thời tiết ngày càng cực đoan, khó lường, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh đã có những chia sẻ thông tin về BĐKH cũng như những nỗ lực, giải pháp trong công tác ứng phó thiên tai.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biểnDoanh nghiệp nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh 

Ông nhận định như thế nào về thời tiết năm 2023?

Về nhiệt độ, xu thế chung sẽ cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Từ tháng 1-3 trên địa bàn tỉnh ở mức TBNN; tháng 4-6 cao hơn TBNN từ 0,5-1,0 độ C; tháng 7-9 ở mức TBNN và từ tháng 10-12 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ C.

Năm nay, nắng nóng xảy ra sớm, ngay từ 12- 13/2 đã có nắng nóng cục bộ ở huyện Nam Đông. Nắng nóng khả năng sẽ gay gắt hơn năm 2022, nhưng chỉ cao hơn TBNN một ít.

Giữa tháng 3, sẽ có nắng nóng cục bộ ở huyện Nam Đông, từ tháng 4 tần suất các đợt nắng nóng và cường độ nắng nóng tăng dần, trong tháng có khả năng xuất hiện 2-3 đợt. Từ tháng 5-7, là các tháng chính trong mùa hè, mỗi tháng có khả năng xuất hiện 3-4 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt, cần đề phòng các đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều ngày liên tục trong thời kỳ này. Tháng 8 số đợt nắng nóng và cường độ nắng nóng có xu hướng giảm dần và kết thúc trước ngày 15/9/2023.

Biến đổi khí hậu, triều cường gây sạt lở ở bờ biển Giang Hải (Phú Lộc)

Đối với lượng mưa, thực tế cho thấy tháng 1-2 ở tỉnh lượng mưa cao hơn, đạt từ 150-300%. Tháng 3 lượng mưa cao hơn và đạt từ 110-130%, có nơi trên 150% so với TBNN. Dự báo, trong khi tháng 4-6 lượng mưa ở mức xấp xỉ so với TBNN đạt 80-120%, riêng tháng 5 cao hơn và đạt 110-130%, có nơi trên 130%. Từ tháng 7-9 lượng mưa ở mức xấp xỉ so với TBNN và từ tháng 10-12 ở mức cao hơn, đạt 100-120%, có nơi trên 130% so với TBNN cùng thời kỳ.

Năm nay dự báo nắng nóng nhiều hơn và gay gắt hơn năm 2022, mưa lớn cũng xảy ra bất thường. Ông có nhận xét như thế nào về thời tiết cực đoan như thế này?

Năm ngoái, cũng đã xảy ra mưa lớn rất hiếm gặp trong mùa khô vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 đã gây ngập úng và thiệt hại nặng cho vụ đông xuân, tính từ tháng 1-4, thì tần suất mưa 100 năm mới lặp lại.

Năm nay, từ 14-16/2 lại tiếp tục xảy ra mưa lớn với tần suất 60 năm mới lặp lại, cho thấy thời tiết những năm gần đây liên tục xảy ra những hiện tượng cực đoan, bất thường, xu thế năm 2023 cũng sẽ vậy.

leftcenterrightdel

Biến đổi khí hậu, triều cường gây sạt lở ở bờ biển Giang Hải (Phú Lộc) 

Các đợt mưa lũ trái mùa xảy ra liên tục, chứng tỏ tác động của BĐKH đến tỉnh ta rất rõ rệt, thời gian tới khả năng sẽ có những thiên tai bất thường, cực đoan tiếp tục xảy ra.

Hiện tại các mô hình dự báo khí hậu trong nước và quốc tế đều có chung nhận định là hiện tượng La Nina còn duy trì đến hết mùa xuân năm 2023 với xác suất 50-60%, sau đó có xu hướng chuyển dần sang trạng thái trung tính vào những tháng mùa hè với xác suất khoảng 65-75%, những tháng cuối năm 2023 nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINIO3.4 có xu hướng tăng dần và trạng thái ENSO có khả năng nghiêng về pha nóng. Không ngoài trừ khả năng hiện tượng El Nino quay trở lại vào các tháng cuối năm 2023.

Theo kết luận của các nhà khoa học có chuyên môn về lĩnh vực khí tượng thủy văn, những năm có El Nino thì số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới thường ít hơn so với TBNN và những năm xuất hiện hiện tượng La Nina thì số lượng các cơn bão, áp thấp nhiệt đới nhiều hơn so với TBNN và những năm EL Nino. Như vậy năm 2023, số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta sẽ ít hơn so với TBNN.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai lắp đặt trạm đo mưa Vrain tự động. Hiệu quả của những trạm này đang sử dụng như thế nào?

Ngoài mạng lưới quan trắc khí tương thủy văn Quốc gia, UBND tỉnh và các doanh nghiệp đã đầu tư trên địa bàn thêm trên 30 trạm đo mưa Vrain tự động, mật độ trạm đo tăng lên, có thể quan trắc đầy đủ và khách quan được yếu tố mưa, giám sát diễn biến mưa lũ tốt hơn, phục vụ hiệu quả hơn cho công tác dự báo và cảnh báo, phòng chống thiên tai.

Ngoài các trạm đo mưa của ngành khí tượng thủy văn, các hồ chứa nước, các trạm đo mưa tự động Vrain đã được Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh kết nối vào hệ thống dùng chung của tỉnh, cài đặt trên các điện thoại thông minh để cập nhật và chia sẻ kịp thời, phát huy hiệu quả rất tốt trong công tác theo dõi, cập nhật tức thời tình hình mưa trên địa bàn tỉnh, phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó với các đợt mưa lũ năm 2022 cũng như phục vụ cộng đồng phòng tránh thiên tai năm 2023 và các năm tiếp theo.

Thời tiết khô hạn sẽ tác động mạnh đến hoạt động sản xuất. Ông có những khuyến cáo gì cho sản xuất nông nghiệp của người dân trong thời gian tới?

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Bộ TN&MT, các chuyên gia, các tổ chức quốc tế cảnh báo là một trong các tỉnh bị ảnh hưởng nặng của BĐKH. Thiên tai cùng với BĐKH ở tỉnh là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, là trở lực lớn trong quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nắng nóng và nắng nóng gay gắt kéo dài, lượng nước bốc hơi bề mặt lớn, lượng mưa thiếu hụt nên không đủ bù đắp sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt tại các sông, hồ trên địa bàn tỉnh.

Để đảm bảo được nguồn nước dự trữ, các hồ chứa nước ngọt, hồ thủy điện, thủy lợi cần có kế hoạch sản xuất, vận hành, điều tiết hợp lý để có đủ nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân tại địa phương, đặc biệt là nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong các tháng mùa khô. Tuy nhiên, nếu các hồ không chủ động được nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và người dân cần sớm có phương án chuyển đổi cơ cấu sản xuất và canh tác...

Hà Nguyên (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Return to top