ClockThứ Ba, 07/11/2023 14:37

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không dễ dãi trong việc chấm điểm các sản phẩm OCOP

Tại phiên trả lời chất vấn sáng 7/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan khẳng định, Nghị quyết 20 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, phấn đấu đến năm 2025 có 25.000 hợp tác xã. Theo Bộ NN&PTNT, đến thời điểm này đã có gần 20.000 hợp tác xã nông nghiệp.
 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, từ sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết 20 và Luật Hợp tác xã được thông qua năm 2023, đã có một sự chuyển biến lớn về mặt nhận thức và yêu cầu ở các địa phương. Lãnh đạo nhiều địa phương đã đưa vào xây dựng các kế hoạch triển khai Nghị quyết 20. Có rất nhiều cơ chế, chính sách cho HĐND các địa phương để hỗ trợ thành lập, nâng cao chất lượng hợp tác xã. Đơn cử như Bắc Kạn không phải là một tỉnh giàu có, nhưng chính sách hỗ trợ cho hợp tác xã đã truyền cảm hứng cho các địa phương khác. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Bộ NN&PTNT sẽ phân loại các hợp tác xã nông nghiệp để nâng cao chất lượng: Quản trị, đa dạng hóa dịch vụ, xúc tiến thị trường, ứng dụng công nghệ nông nghiệp...

Về các sản phẩm OCOP, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, đến thời điểm này có khoảng 10.000 sản phẩm OCOP. Quan điểm của Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, OCOP hiểu đúng nghĩa trong tiếng Việt là “mỗi làng một sản phẩm”. Điều đó có nghĩa là một sản phẩm phải là của làng, của một cộng đồng. Bộ cũng sẽ hướng dẫn cho các địa phương làm sao để sản phẩm OCOP thực sự trở thành một kết tinh từ tài nguyên bản địa từ công nghệ, kỹ thuật, sáng tạo, khởi nghiệp để tạo ra sản phẩm.

Về ý kiến chất vấn cho rằng, có tình trạng dễ dãi trong việc chấm thẩm định các sản phẩm OCOP hay không? Bộ trưởng Lê Minh Hoa cho rằng, hiện nay, các sản phẩm OCOP do Bộ NN&PTNT chấm thẩm định. Các sản phẩm OCOP 4 sao trở xuống là thuộc thẩm quyền thẩm định của các địa phương.

Hiện nay, việc tạo ra một sản phẩm đã khó, nhưng để đưa sản phẩm ấy ra thị trường càng khó hơn; để sản phẩm ấy tồn tại trong thị trường cách bền vững càng khó hơn nhiều lần. Từ một sản phẩm tồn tại trong thị trường đến một sản phẩm được tối ưu hóa giá thành, tạo ra sinh kế cho cộng đồng, trở thành một khu vực kinh tế nông thôn cùng hợp tác xã thì phải đòi hỏi sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo địa phương. Các địa phương không chỉ có trách nhiệm chấm thẩm định mà quan trọng hơn là việc hỗ trợ đưa các sản phẩm đó có đến được thị trường.

Trước vấn đề trên, người đứng đầu ngành Nông nghiệp yêu cầu các lãnh đạo địa phương phải chú trọng hai khu vực là hợp tác xã và sản phẩm OCOP để hợp thành khu vực kinh tế nông thôn như trong Nghị quyết 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh: Giống như một đại biểu vừa nói về chim sẻ và đại bàng. OCOP của các địa phương có thể coi giống như những chú chim sẻ. Chúng ta phải ấp ủ để chim sẻ đủ lớn, đủ mạnh để từ đó có cơ hội thu hút đầu tư bên ngoài. Chúng ta sẵn sàng tận dụng cơ hội được đầu tư khi chúng ta có nền tảng là những con chim sẻ ở địa phương.

 

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm tại Hội chợ Triển lãm dệt may và thời trang New York

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 16/7 (theo giờ Bờ Đông của Mỹ) đã đến dự phiên khai mạc Hội chợ Triển lãm dệt may và thời trang TexWorld được tổ chức tại Trung tâm triển lãm công nghiệp và thương mại Jacob Javits Center, New York (Mỹ), và gặp mặt Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ.

Doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm tại Hội chợ Triển lãm dệt may và thời trang New York
Thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh

“Trải nghiệm sản phẩm tẩy rửa tự nhiên” là workshop do Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 22/6 với sự đồng hành của thương hiệu Myy Nature - Tinh hoa dược liệu Cố đô và Enzym sinh học Hoàng Anh.

Thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh
Đưa sản phẩm của hợp tác xã vươn xa

Thời gian qua, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) cho các hợp tác xã (HTX) với các quy mô khác nhau đã được tổ chức. Mục đích nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tạo sự liên kết giữa nhà sản xuất với các đơn vị phân phối, thông qua ký kết hợp đồng mua, bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho các HTX...

Đưa sản phẩm của hợp tác xã vươn xa
Xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh được triển khai từ năm 2018. Đến nay, toàn tỉnh có 76 sản phẩm được đánh giá, công nhận và phê duyệt kết quả chấm điểm theo tiêu chí sản phẩm OCOP.

Xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

TIN MỚI

Return to top