ClockThứ Sáu, 05/01/2018 08:06

Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới: Hàng vạn người bị tác động

Nếu cải thiện biểu thuế thu nhập cá nhân như phương án đưa ra vào tháng 8 năm ngoái, thì ngân sách hụt thu 3.100 tỷ. Do đó, Bộ Tài chính nghiêng về một phương án khác mà ngân sách có thể tăng thu 500 tỷ.

Hỗ trợ người nộp thuếBán hàng qua mạng giá trên 1 triệu đồng sẽ phải nộp thuế?“Điểm danh” hàng loạt khoản thuế, lệ phí phải nộp khi bán hàng qua Facebook

Sợ hụt thu 6.000 tỷ

Năm 2009, Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực. Khi ấy, người có thu nhập cao hơn mức giảm trừ gia cảnh bắt đầu phải nộp thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần gồm 7 bậc (5%; 10%; 15%; 20%; 25%; 30%; 35%). Người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế khác nhau.

Trong lần sửa đổi các luật thuế này, Bộ Tài chính đề xuất giảm bậc thuế thu nhập cá nhân từ 7 bậc xuống còn 5 bậc. Bởi quá nhiều bậc, giãn cách giữa ở các bậc thấp quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc thuế khi tổng hợp thu nhập vào cuối năm làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết trong khi số thuế phải nộp thêm không nhiều.

Cho nên, trong phương án đưa ra hồi tháng 8/2017, Bộ Tài chính muốn giảm giảm số bậc thuế chỉ còn 5 bậc, đồng thời quy định khoảng cách rộng ở các bậc thấp. Ngoài ra, sẽ điều chỉnh thu nhập tính thuế ở từng bậc theo số chẵn.

Phương án đưa ra hồi tháng 8/2017

Theo tính toán của Tổng cục Thuế, với phương án dự thảo Luật này, nếu tính tác động trên số thu của năm 2015 thì tổng thu ngân sách giảm khoảng 3.100 tỷ đồng. Nếu tính thêm các yếu tố về tăng trưởng kinh tế thì dự tính số thu đến năm 2020 sẽ giảm khoảng 5.968 tỷ đồng.

Ngân hàng Thế giới cho rằng: Mặc dù giảm thu ngân sách nhưng người nghèo lại không được lợi, mà những người có thu nhập ở mức trung bình, thu nhập cao sẽ được lợi nhiều hơn.

Chọn tăng thu 500 tỷ

Số hụt thu không nhỏ này khiến Bộ Tài chính băn khoăn. Do đó, trong dự thảo biểu thuế thu nhập cá nhân mới nhất, Bộ Tài chính tuy vẫn giữ 5 bậc nhưng điều chỉnh lại một chút.

Phương án mới đưa ra có sự điều chỉnh một chút trong với hồi tháng 8/2017

Thực hiện theo phương án này, Bộ Tài chính cho rằng sẽ đáp ứng được mục tiêu giảm bậc thuế, điều chỉnh thu nhập tính thuế ở từng bậc ở số chẵn. Tuy nhiên, số thu ngân sách giảm khoảng 1.300 tỷ đồng (tính tác động trên số thu của năm 2015).

Đồng thời, có ý kiến cho rằng việc sửa biểu thuế này sẽ có lợi cho người giàu, cá nhân có thu nhập thấp không có lợi. Cụ thể, cá nhân có thu nhập tính thuế hiện đang ở bậc 1 sẽ không bị ảnh hưởng, các cá nhân hiện đang nộp thuế từ bậc 2 trở lên sẽ được giảm thuế so với hiện nay.

Ví dụ, cá nhân có thu nhập tính thuế 10 triệu/tháng sẽ được giảm 250.000 đồng/tháng, cá nhân có thu nhập tính thuế 30 triệu/tháng sẽ được giảm 850.000/tháng, cá nhân có thu nhập tính thuế 40 triệu/tháng sẽ được giảm 750.000 đồng/tháng, cá nhân có thu nhập tính thuế 80 triệu đồng sẽ được giảm 650.000 đồng/tháng...

Vì thế, Bộ Tài chính đưa ra một phương án khác nữa và đây là phương án Bộ Tài chính nghiêng về.

Thêm một phương án mới được đưa ra và Bộ Tài chính đang nghiêng về

Với phương án này, Bộ Tài chính cho rằng: Cá nhân có thu nhập ở bậc 1, bậc 2 sẽ không bị ảnh hưởng, cá nhân có thu nhập từ bậc 3 trở lên sẽ tăng thuế so với hiện tại. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ này, mức tăng thêm so với thu nhập của người có thu nhập cao không lớn.

Ví dụ, cá nhân có thu nhập tính thuế 15 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 250.000 đồng/tháng, cá nhân có thu nhập tính thuế 30 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 400.000 đồng/tháng, cá nhân có thu nhập tính thuế 50 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 500.000 đồng/tháng, cá nhân có thu nhập tính thuế 80 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 650.000 đồng/tháng).

Phương án này khác với các phương án khác ở chỗ, ngân sách không giảm mà còn tăng thêm khoảng 500 tỷ đồng.

Góp ý cho biểu thuế thu nhập cá nhân, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng: Để khuyến khích những người lao động tài năng có thu nhập cao, chống thất thu thuế từ hiện tượng khai man thu nhập, gian lận thuế, nên thay đổi mức thuế suất theo biểu thuế lũy tiến sao cho khoảng cách giữa các mức không quá chênh lệch.

Theo số liệu của cơ quan chức năng, thuế thu nhập cá nhân nộp về ngân sách hiện đã vượt số thu từ dầu thô và liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2014, ngân sách thu hơn 47.000 tỷ đồng từ sắc thuế này, đến năm 2016 đã tăng lên 64.000 đồng và theo dự toán 2017 có thể vượt 80.000 tỷ đồng. Như vậy, nguồn thu từ ngân sách qua thuế thu nhập cá nhân có xu hướng ngày càng tăng.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đề nghị biểu thuế suất lũy tiến nên thay đổi từ 7 bậc thành 6 bậc.

Cụ thể, mức thuế suất 5% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập tính thuế 10 triệu đồng/tháng.

Mức thuế suất 9% cho các đối tượng chịu thuế có mức từ trên 10-15 triệu đồng/tháng.

Mức thuế suất 13% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập từ trên 15-30 triệu đồng/tháng.

Mức thuế suất 18% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập tính thuế từ trên 30-45 triệu đồng/tháng.

Mức thuế suất 24% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập tính thuế từ trên  45-70 triệu đồng/tháng.

Mức thuế suất 30% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập tính thuế từ trên 70 triệu đồng/tháng.

Theo Vietnamnet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 75/2024/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của Chính phủ.

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới
Khai thác dư địa thu ngân sách nhà nước

Để đảm bảo đạt được số thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo mục tiêu của UBND tỉnh giao, bên cạnh việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, các ngành chức năng, địa phương đang tập trung nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả dư địa thu từ các ngành, lĩnh vực nhiều tiềm năng...

Khai thác dư địa thu ngân sách nhà nước
Tăng cường các giải pháp thu ngân sách Nhà nước

Chiều 19/7, Cục Thuế tỉnh tổ chức sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có ông Mai Xuân Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; ông Phi Vân Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Về phía tỉnh có UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn.

Tăng cường các giải pháp thu ngân sách Nhà nước
Return to top