ClockThứ Ba, 20/02/2024 17:05

Cao tốc Cam Lộ- La Sơn: Trình Chính phủ nâng cấp hoàn chỉnh 4 làn xe

TTH.VN - Đó là thông tin chúng tôi nhận được từ lãnh đạo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh (chủ đầu tư) sau vụ tai nạn thương tâm xảy ra ngày 18/2 vừa qua trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn qua địa bàn huyện Phong Điền (Thừa thiên Huế). Đây cũng là đề xuất của đơn vị trên sau khi đưa vào hoạt động thời gian ngắn, cao tốc này đã bộc lộ nhiều bất cập.

Rà soát toàn bộ hệ thống giao thông để hạn chế tai nạn trên cao tốcLãnh đạo tỉnh chỉ đạo khắc phục hậu quả tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, 2 người chếtĐiều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng 1 người chết, 2 người bị thương

Cao tốc Cam Lộ-La Sơn phần lớn chỉ thiết kế 2 làn xe

Làm khó tài xế

Từ cuối năm 2022, cao tốc Cam Lộ- La Sơn đưa vào hoạt động đến nay không ít lần chúng tôi ngược xuôi trên cung đường này. Nói không ngoa, bản thân tôi đã hàng chục năm cầm vô lăng nhưng mỗi khi di chuyển trên cao tốc này lại có một cảm giác lo sợ.

Điều dễ thấy khi nhập làn cao tốc này từ TP. Huế hướng ra Quảng Trị phần lớn chỉ thấy thiết kế 2 làn xe, các làn được phân cách bằng vạch kẻ đường. Riêng những điểm cho phép vượt xe được bố trí 2 làn, ngăn cách bằng dãy phân cách cứng. Nếu quan sát kỹ, khi lưu thông trên cao tốc này qua địa bàn huyện Phong Điền, TX.Hương Trà, nhiều điểm kết thúc vượt xe bởi thiết kế nền đường tại đây theo kiểu “bó hẹp, thắt cổ chai”, nhất là tại cầu số 4, khu vực Km72 là tài xế điều khiển phương tiện rất khó đi.

Kinh nghiệm cho thấy, khi chuẩn bị kết thúc điểm vượt xe và tài xế chuẩn bị lưu thông vào “2 làn nhập 1” mặt đường được thiết kế sẽ có độ “bóp” dần nhưng với cao tốc này, các điểm “bóp” này lại trở thành điểm ngoặt và gây nguy hiểm cho những tài xế không làm chủ tốc độ.

Cao tốc Cam Lộ-La Sơn đã làm giảm tải nhiều phương tiện cho QL1A qua địa bàn Thừa Thiên Huế

Anh Nguyễn Ngọc Phan (lái xe đường dài, quê ở Nam Định) chia sẻ, để giảm bớt chi phí qua các trạm BOT ở QL1A, anh Phan thường xuyên qua lại cao tốc này. Tuy nhiên, khi di chuyển trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn, từ Km0-Km60, anh Phan gặp không ít khó khăn. "Cả cung đường dài chỉ có 2 làn, vận tốc cho phép 60km/h, nếu phía trước có xe tải lớn hay container di chuyển chậm, thì xe mình chạy sau cũng phải chậm theo. Nhiều lúc muốn vượt cũng không vượt được vì đường hẹp, lại cấm vượt"-anh Phan nói.

Anh Lê Ngọc Tùng (45 tuổi, phường Thuỷ Xuân, TP. Huế) thường điều khiển phương tiện trên cao tốc cho rằng, việc lưu thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn luôn rình rập nguy hiểm do đường hẹp, chỉ có 1 làn chạy và 1 làn khẩn cấp.

Toàn tuyến đường phần lớn phân cách bằng vạch liền, có những đoạn vạch đứt và có những đoạn 2 làn đường riêng biệt để mục đích cho các xe vượt nhau nhưng trên thực tế, việc vượt xe trên cao tốc này là không đảm bảo an toàn. Theo anh Tùng, nhiều đoạn tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn lên xuống đồi dốc rất nhiều, khá nhiều khúc cua tay áo, nếu không giữ làn tốt vào cua rất dễ đâm vào xe bên làn ngược lại, nhất là xe tải container. Toàn tuyến chưa có trạm dừng nghỉ, nếu gặp sự cố gì cũng khó xử lý...

Phần lớn tuyến cao tốc chỉ có 2 làn xe với vạch kẻ cấm vượt kéo dài  

Trình Chính phủ để nâng cấp đúng chuẩn cao tốc

Những bất cập của cao tốc Cam Lộ-La Sơn, Khu Quản lý đường bộ II (đơn vị được giao quản lý) nhiều lần chủ trì phối hợp tổ chức kiểm tra hiện trường toàn tuyến (thời gian vào ban ngày và ban đêm) để đánh giá, đề xuất bổ sung các hạng mục tăng cường bảo đảm ATGT...

Đầu năm 2023, tuyến cao tốc còn nhiều hạng mục chưa hoàn thiện, như việc thiếu cọc tiêu, cọc H, lưới chống chói, đinh phản quang, gờ giảm tốc... Đến thời điểm này, các hạng mục trên, kể cả điểm sụt trượt ta luy dương tại Km 69+900 đã khắc phục, đảm bảo ổn định ATGT toàn tuyến.

Nhiều cua dốc ngoặt làm khó tài xế khi di chuyển trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn 

Những nỗ lực trên là không phủ nhận từ ban, ngành, đơn vị liên quan nhưng đáng quan ngại là trên cao tốc này vẫn để xảy ra nhiều vụ TNGT thương tâm. Mới đây, vào sáng 18/2, đoạn qua huyện Phong Điền, một vụ TNGT liên hoàn nghiêm trọng khiến 3 người chết, 2 người bị thương.

Sau vụ tai nạn trên, chúng tôi nhận nhiều ý kiến từ đồng nghiệp, các chuyên gia và cơ quan chức năng phân tích đa chiều, đa ý. Qua tham kiến và xem hình ảnh, clip trích xuất từ vụ tai nạn, chúng tôi đồng tình với việc đánh giá hành vi sai phạm của tài xế nhưng những bất cập trong công tác thiết kế, thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến  tình trạng mất an toàn, nhiều vụ TNGT đã xảy ra.

Vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra sáng 18/2 

Dịp này, chúng tôi liên lạc với đơn vị chủ đầu tư DA đường Cao tốc Cam Lộ-La Sơn, ông Lê Văn Sáu, Phó Giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh nói rằng, có những bất cập trên tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn xảy ra sau khi đưa vào khai thác.

Theo ông Sáu, cao tốc Cam Lộ- La Sơn hiện nay mới đầu tư giai đoạn 1, hai làn xe với số vốn hơn 7.700 tỷ đồng. Đơn vị đã triển khai theo phân kỳ, thiết kế toàn tuyến dài 98km, có 28 điểm vượt xe và các điểm này được xây dựng 4 làn xe.

Ngoài ra, có nhiều điểm trên tuyến được bố trí vạch kẻ đứt để tài xế có thể vượt khi đảm bảo an toàn. Tại các điểm kết thúc vượt, theo quan sát thì có vẻ hơi ngoặt nhưng trước khi đầu tư, các đơn vị đã duyệt phương án thiết kế. Sau quá trình đưa vào sử dụng, đơn vị đã phối hợp tổ chức đánh giá và đã tham mưu đề xuất Bộ GTVT xin ý kiến Chính phủ cho chủ trương mở rộng cao tốc Cam Lộ- La Sơn thành 4 làn xe bằng nguồn vốn hoạt động khai thác trong thời gian vừa qua.

“Hiện, chúng tôi đã trình hồ sơ để gửi Bộ GTVT xin ý kiến Chính phủ để triển khai giai đoạn 2 trên tuyến cao tốc này thành 4 làn xe. Thời gian thực hiện dự kiến trong 1-2 năm tới”, ông Sáu nói.

Thông thường, cao tốc thường đầu tư có 4 làn xe, vận tốc cho phép 100-120km/h; có các điểm dừng đỗ phương tiện. Hiện cao tốc Cam Lộ-La Sơn mới triển khai giai đoạn 1 sẽ không tránh những tồn tại, bất cập. Trước khi nâng cấp hoàn chỉnh 4 làn xe, những người tham gia giao thông cần ý thức, chấp hành đảm bảo ATGT để đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi nhà.

Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành logistics Việt Nam

Sáng 2/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu Thương mại tự do-Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics do Bộ Công thương phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các chuyên gia, tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành logistics Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới
Return to top