ClockThứ Năm, 06/06/2019 14:52

Chi trả hơn 130 tỷ đồng cho hơn 550 lượt chủ rừng

TTH.VN - Sáng 6/6, tại TP. Huế, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Qũy Môi trường toàn cầu và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc phối hợp với Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm và kiến nghị sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho phát triển sinh kế cộng đồng (PTSKCĐ)” . Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và 50 đại biểu đến từ các các địa phương có Qũy PTSKCĐ.

Thêm động lực và trách nhiệm giữ rừngTổng chi dịch vụ môi trường rừng 32,46 tỷ đồngChi trả dịch vụ môi trường rừng: Lợi từ hai phía

Chăm sóc rừng ngập mặn 

Chi trả DVMTR là chính sách lớn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và là một trong 10 thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011- 2015. Trong 7 năm (2012- 2018), tổng số tiền chi trả cho hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng dân cư trên 5.360 tỷ đồng, trong đó có trên 1.820 tỷ đồng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư là chủ rừng; trên 3.340 tỷ đồng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng. Bình quân mỗi năm chi trả 766 tỷ đồng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

Hội thảo nhằm tạo cơ hội chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm tốt của cộng đồng về sử dụng tiền chi trả DVMTR cho phát triển sinh kế bền vững để nhân rộng ra nhiều nơi, đồng thời có những kiến nghị từ cộng đồng đối với các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý, tháo gỡ khó khăn trở ngại và tạo điều kiện để cộng đồng sử dụng tiền DVMTR cho phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống thông qua Qũy PTSKCĐ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, chi trả DVMTR là chính sách lớn, tạo ra nguồn tài chính đáng kể góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng. Sau 8 năm thực hiện, chích sách sớm đi vào cuộc sống, tác động sâu rộng đến xã hội, đặc biệt là đối với đồng bào gắn bó lâu đời với rừng. Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn đã chi trả hơn 130 tỷ đồng cho hơn 550 lượt chủ rừng, trong đó có chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình chiếm gần 33 tỷ đồng với diện tích hơn 23.000ha.

Tin, ảnh: Thanh Hương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top