ClockThứ Sáu, 20/12/2024 06:18

Giữ cho rừng thêm xanh

TTH - Phía tây Phong Điền bây giờ không còn đất trống, đồi trọc mà thay vào đó là những cánh rừng đã xanh hơn. Đây là kết quả của sự đoàn kết chung tay của ban, ngành chức năng và người dân trong việc trồng, quản lý và bảo vệ rừng thời gian qua.

Tìm kiếm cho Huế những tài năng âm nhạc mới Thanh tao mứt vỏ thanh tràCảm hứng sống xanh từ A Lưới

Tuần tra, bảo vệ rừng tự nhiên được giao cho cộng đồng quản lý 

Hơn hai thập niên trước, những ai từng đến Phong Mỹ (Phong Điền) sẽ thấy hình ảnh nhiều triền đồi đầy sỏi đá; những cánh rừng già loang lổ, lau lách mọc um tùm. Ngày đó, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân rất vất vả trong việc phòng, chống cháy rừng... Nhưng bây giờ, những đồi đất trống năm xưa đã trở thành vườn đồi, rừng được che phủ bởi màu xanh ngút ngàn.

Ông Nguyễn Bá Thạo, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Phong Điền cho biết, hồi đó dù rừng ở phía tây của huyện là "rừng nghèo", nhưng Phong Mỹ luôn là tâm điểm đối mặt với nguy cơ rừng bị tàn phá vì có nhiều "lâm tặc" tập trung để khai thác trái phép. Thời gian này, lực lượng kiểm lâm phải thường xuyên bám rừng, bám dân, lập các tổ, nhóm tuần tra bảo vệ, dõi theo những cánh rừng ở Phong Mỹ và kết nối với chính quyền, người dân những địa phương giáp ranh để giữ rừng. Nhờ thế, nạn chặt phá, khai thác rừng trái phép gần như đã chấm dứt trong nhiều năm trở lại đây.

Để đạt được kết quả đó, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền chia sẻ, quan trọng nhất vẫn là nhờ sự đoàn kết, thống nhất giữa các ban, ngành chức năng và địa phương trong công tác bảo vệ, cũng như phong trào trồng cây gây rừng đã trở thành việc làm thường xuyên, tích cực hàng năm. Dấu ấn rõ nhất là từ năm 2011, chính sách giao rừng cho cộng đồng địa phương quản lý và đến năm 2014 thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc bảo vệ rừng, nâng chất lượng rừng tự nhiên, rừng trồng lên đáng kể.

Điển hình có thôn Tân Mỹ (xã Phong Mỹ) gồm 218 hộ dân được giao nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên hơn 500ha tại địa phương từ năm 2011. Từ thời điểm này, người dân Tân Mỹ đã xem rừng như vườn nhà, đồng tâm hiệp lực tiến hành khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh, trồng mới… Hàng năm, bà con trong thôn họp bàn đánh giá chất lượng rừng; đồng thời đề ra các mục tiêu, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả.

Ông Trần Đức Lộc, Trưởng thôn Tân Mỹ cho biết, từ năm 2014 đến nay, bình quân mỗi năm thôn nhận hơn 250 triệu đồng từ DVMTR. Bà con phấn khởi vì có điều kiện phát triển kinh tế gia đình dựa vào rừng. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy người dân ý thức, trách nhiệm hơn trong việc việc bảo vệ rừng và góp phần đẩy lùi tình trạng khai thác rừng trái phép cũng như giảm số vụ cháy rừng hàng năm.

Hiện nay, những cánh rừng phía tây huyện Phong Điền đã giao cho 13 tổ chức cộng đồng với hơn 15.000 hộ dân ở xã Phong Sơn, Phong Xuân và Phong Mỹ quản lý. Hàng năm, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với các tổ chức cộng đồng xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ từ đầu năm. Hàng quý, hàng tháng tổ chức giao ban, trao đổi, tham vấn, lập kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng với mục tiêu không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, khai thác trái phép diện tích rừng trên địa bàn. Không chỉ thế, người dân nơi đây còn tổ chức trồng rừng kinh tế, rừng trồng gỗ lớn và cam kết đạt chứng nhận FSC.

Lãnh đạo huyện Phong Điền nhận định, nhờ sự năng động của đội ngũ kiểm lâm cùng sự tham gia, ý thức tích cực của người dân địa phương, nhiều vùng đất trống đồi núi trọc đã được phủ xanh. Hiện nay, độ che phủ rừng ở Phong Điền đạt hơn 57%, tạo thêm “lá phổi xanh” và góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

Bài, ảnh: Song Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Gian nan giữ rừng mùa lũ

Bảo vệ rừng (BVR) vốn lắm gian nan, nguy hiểm và càng nguy hiểm hơn khi các lực lượng phải băng rừng, vượt suối trong mùa mưa lũ để bảo vệ an toàn cho “lá phổi xanh”.

Gian nan giữ rừng mùa lũ
Phòng cháy, chữa cháy rừng vùng trọng điểm

Với diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng chiếm 1/3 diện tích rừng của tỉnh, bố trí trên vùng địa hình phức tạp, A Lưới luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng vào mùa nắng nóng.

Phòng cháy, chữa cháy rừng vùng trọng điểm
Lợi ích từ trồng và giữ rừng

Thời điểm này thời tiết ở Huế cũng như khu vực miền Trung nắng nóng, khô hạn hơn mọi năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Nền nhiệt độ cao dị thường có nguy cơ gây ra hệ lụy, như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp; cây trồng giảm năng suất, chất lượng; xâm nhập mặn, tiêu hao năng lượng cũng nhiều hơn.

Lợi ích từ trồng và giữ rừng
Return to top