ClockThứ Sáu, 08/04/2016 09:10

Chính phủ xin bố trí gần 100.000 tỷ đồng chống hạn hán

Chính phủ đề nghị Quốc hội cho chủ trương bố trí gần 100.000 tỷ đồng đầu tư các công trình thuỷ lợi. Trong đó, các công trình cần đầu tư trước mắt, có thể hoàn thành trong năm 2016 cần số vốn khoảng 3.773 tỷ đồng.

Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Quốc hội về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và các giải pháp ứng phó, từ cuối năm 2014, do ảnh hưởng của El Nino mạnh, kéo dài nhất trong lịch sử, nền nhiệt độ tăng cao, lượng mưa và dòng chảy thiếu hụt. Hạn hán, xâm nhập mặn đã xảy ra gay gắt, gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.


Hạn hán, xâm nhập mặn đã xảy ra gay gắt, gây thiệt hại nặng nề đặc biệt là ở các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL.

Báo cáo cho biết, đối với khu vực Nam Trung Bộ, đã có gần 23.000 ha đất lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước và trên 30.000 hộ gia đình bị thiếu nước sinh hoạt. Hạn hán ở khu vực này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến vụ Hè Thu 2016, nguy cơ 47.000 ha đất lúa phải dừng sản xuất

Tại Tây Nguyên, hiện có 2.350 ha diện tích lúa phải dừng sản xuất và 36.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt, thời gian tới sẽ tăng lên khoảng 60.000 hộ. Ở khu vực này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến vụ Hè Thu 2016, nguy cơ 47.000 ha đất lúa phải dừng sản xuất

ĐBSCL là khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tổng diện tích cây trồng thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay khoảng 210.000 ha. Trong khi đó, khoảng 250.000 hộ (1,3 triệu người), nhiều trường học, trạm xá, khách sạn, cơ sở sản xuất bị thiếu nước ngọt.

Để giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm ổn định sản xuất và dân sinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Quốc hội cho chủ trương rà soát quy hoạch giảm diện tích trồng lúa ở những vùng thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn.

Bộ cũng đề nghị Quốc hội cho chủ trương bố trí 51.845 tỷ đồng (trong đó khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL là 32.399 tỷ đồng) kế hoạch đầu tư trung hạn bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, giai đoạn 2017 - 2020, để thực hiện các các dự án quy mô lớn, hệ thống thủy lợi lớn liên tỉnh.

Đồng thời, bố trí 45.262 tỷ đồng để đầu tư cho các công trình thủy lợi trọng điểm phòng, chống hạn hán, kiểm soát mặn chưa có nguồn vốn ở các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, các công trình cần đầu tư trước mắt, có thể hoàn thành trong năm 2016, phát huy hiệu quả chống hạn, xâm nhập mặn năm 2016 - 2017 là 3.773 tỷ đồng.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững
Return to top