Thế giới

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

ClockThứ Tư, 04/12/2024 18:59
TTH.VN - Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024Dầu ăn đã qua sử dụng trở thành “vàng đen” khi nhu cầu về nhiên liệu sinh học tăngAirAsia Campuchia mở nhiều tuyến bay mới đến Việt NamNhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu ÁChâu Á - Thái Bình Dương sẽ thống trị về tăng trưởng lưu lượng hàng không toàn cầu

Các hãng hàng không toàn cầu phải đẩy mạnh tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Tin tức

Bình luận được đưa ra khi ngành hàng không kêu gọi sản xuất nhiều nhiên liệu bền vững hơn, trong đó có thể kể đến như tăng cường sản xuất các loại nguyên liệu được làm dăm gỗ và dầu ăn đã qua sử dụng.

Theo ghi nhận, hiện nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) chỉ chiếm khoảng 1% lượng nhiên liệu hàng không được sử dụng trên thị trường toàn cầu. Để các hãng hàng không đạt được mục tiêu giảm phát thải Carbon, con số này cần phải tăng lên gấp nhiều lần. Được biết, loại nhiên liệu này có thể đắt hơn từ 2-5 lần so với nhiên liệu máy bay thông thường.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, việc thiếu đầu tư từ các công ty dầu khí lớn, nơi có đủ nguồn vốn để xây dựng các cơ sở chế biến SAF, đang cản trở sự tăng trưởng của thị trường nhiên liệu bền vững này. Trong bảng xếp hạng đưa ra bởi nhóm các chuyên gia vận động Giao thông và Môi trường, Air France-KLM, United Airlines và Norwegian Air là một số hãng hàng không đã có những bước đi cụ thể để mua nhiên liệu phản lực bền vững, đặc biệt là loại nhiên liệu tổng hợp có khả năng đốt sạch hơn. Song trong tổng số các đơn vị khảo sát, có đến 87% chưa thực sự nỗ lực và ngay cả những hãng hàng không đang cố gắng chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu bền vững cũng có thể bỏ lỡ mục tiêu nếu không đầu tư nhiều hơn.

Bảng xếp hạng cho thấy, các hãng hàng không như ITA Airways của Italy và TAP Portugal của Bồ Đào Nha đang thiếu hành động thiết thực và hiệu quả để đảm bảo SAF trong những năm tới. Trước đó, phát ngôn viên của TAP cho biết, TAP là hãng hàng không đầu tiên ở Bồ Đào Nha bay bằng SAF vào tháng 7/2022. Hãng hàng không này cũng cam kết đến năm 2030, 10% các chuyến bay của hãng sẽ sử dụng SAF để hoạt động.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
Thêm cơ hội thu hút đầu tư

Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là cột mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội trong hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư.

Thêm cơ hội thu hút đầu tư
Đầu tư hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các điểm đến du lịch trong nước và nhu cầu ngày càng cao của du khách đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư hạ tầng, hiện đại hóa điểm đến, trong đó có hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp.

Đầu tư hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp
Return to top