ClockThứ Bảy, 30/06/2018 08:25

Chính thức phê duyệt khung giá bán buôn điện của EVN

Bộ Công Thương vừa phê duyệt khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho các tổng công ty điện lực năm 2018.

Nắng nóng kéo dài, EVN khuyến cáo sử dụng điện an toàn và tiết kiệmEVN tiếp tục khuyến cáo người dân sử dụng điện tiết kiệmSử dụng điện tăng đột biến, EVN khuyến cáo triệt để tiết kiệm điệnEVN yêu cầu các thành viên đảm bảo điện trong dịp lễ 30/4 và 1/5EVN cam kết không cắt điện trong thời gian diễn ra trận Chung kết U23

Ảnh minh họa

Cụ thể, khung giá bán buôn điện năm 2018 sẽ áp dụng theo quyết định mới này, gồm Tổng Công ty Điện lực miền Bắc có mức tối đa là 1.255 đồng/kWh và mức tối thiểu là 1.185 đồng/kWh. Năm 2017, các khung áp dụng cho tổng công ty này lần lượt là 1.173 đồng/kWh và 1.117 đồng/kWh.

Tổng Công ty Điện lực miền Nam có mức tối đa là 1.433 đồng/kWh, mức tối thiểu là 1.389 đồng/kWh. Năm 2017, các mức áp dụng cho tổng công ty này lần lượt là 1.348 đồng/kWh và 1.316 đồng/kWh.

Đối với Tổng Công ty Điện lực miền Trung , mức tối đa áp dụng là 1.282 đồng/kWh, tối thiểu là 1.183 đồng/kWh. Mức áp dụng của năm 2017 lần lượt là 1.209 đồng/kWh và 1.139 đồng/kWh.

Cũng theo quyết định của Bộ Công Thương, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội áp dụng khung giá bán buôn tối đa là 1.516 đồng/kWh, mức tối thiểu là 1.437 đồng/kWh. Năm 2017, khung giá áp dụng cho tổng công ty này lần lượt là 1.414 đồng/kWh và 1.358 đồng/kWh.

Còn Tổng Công ty Điện lực Hồ Chí Minh áp dụng mức trong khung tối đa là 1.658 đồng/kWh và tối thiểu là 1.593 đồng/kWh. Năm 2017, các mức lần lượt áp dụng là 1.551 đồng/kWh và 1.506 đồng/kWh.

Theo Bộ Công thương, giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các tổng công ty điện lực không thấp hơn mức giá tối thiểu và không cao hơn mức giá tối đa của khung giá. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm ban hành giá bán buôn điện cụ thể cho từng tổng công ty điện lực theo quy định hiện hành.

Nếu các tổng công ty điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh khung giá bán buôn điện bình quân để phù hợp với biến động chi phí sản xuất kinh doanh điện, doanh thu và lợi nhuận định mức thì các tổng công ty này phải có trách nhiệm tính toán, báo cáo Bộ Công thương xem xét, quyết định.

Thời gian áp dụng khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các tổng công ty điện lực từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2018.

Hiện, Dự thảo lần 2 về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện của Chính phủ cũng đã được hoàn tất và đang lấy ý kiến các bộ ngành liên quan. Điểm mới nhất trong dự thảo là việc đề xuất giảm giá cho các cơ sở lưu trú, du lịch bằng việc đưa nhóm này từ đối tượng sử dụng điện kinh doanh sang nhóm sản xuất.

Theo dự thảo, cơ cấu giá bán lẻ điện sẽ được chia thành 4 nhóm đối tượng khách hàng, gồm ngành sản xuất, cơ sở lưu trú du lịch; Giá bán lẻ điện cho khối hành chính sự nghiệp; Giá bán lẻ điện sinh hoạt và giá bán lẻ điện cho kinh doanh.

Trong đó, tỷ lệ so với mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh theo thẩm quyền thấp nhất nằm ở nhóm ngành sản xuất và cơ sở lưu trú du lịch với mức 51%, 56%, 59%, 67% giờ thấp điểm, áp dụng cho các cấp điện cao áp, trung áp và hạ áp. Tỷ lệ áp dụng cho giờ bình thường là 81%, 84%, 85% và 92%. Còn giờ cao điểm, tỷ lệ áp dụng so với mức giá điện bình quân được phép điều chỉnh theo thẩm quyền lần lượt là 144%; 150%, 156% và 167%.

Nhóm đối tượng khách hàng là khối hành chính sự nghiệp, tỷ lệ đề xuất dự kiến là 90% và 96% (bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông). Mức 99% và 103% áp dụng cho khối chiếu sáng công cộng, đơn vị hành chính sự nghiệp.

Đối với nhóm kinh doanh, giá bán lẻ điện được chia theo 2 khối – cấp điện áp từ trung áp trở lên chia gồm mức 75% áp dụng cho giờ thấp điểm, 133% giờ bình thường và 230% giờ cao điểm. Khối cấp điện áp hạ áp có 3 mức lần lượt là 89%, 145% và 248%.

Cũng theo dự thảo, giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt sẽ chia thành 6 bậc với mức giá tăng dần nhằm khuyến khích các hộ sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Trong đó, các hộ nghèo theo tiêu chuẩn do Thủ tướng quy định sẽ được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền sử dụng 30kWh tính theo mức giá điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Như vậy, theo dự thảo, nhóm cơ sở lưu trú du lịch sẽ được hưởng cơ chế giá điện mới ngang bằng giá điện sản xuất, thấp hơn nhiều so với mức áp giá điện kinh doanh hiện nay. Cụ thể, nhóm khách hàng cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn, biệt thự, căn hộ, nhà nghỉ du lịch sẽ được chuyển từ đối tượng tiêu dùng điện kinh doanh sang đối tượng sản xuất.

Việc điều chỉnh này được lý giải là nhằm thực hiện theo chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều chỉnh giá điện có tác động tới chính sách kích cầu tiêu dùng?

Không ít ý kiến băn khoăn, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện mới đây của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ có tác động ra sao tới mục tiêu kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cũng như chính sách kích cầu tiêu dùng của Chính phủ. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã trả lời báo giới xung quanh vấn đề này.

Điều chỉnh giá điện có tác động tới chính sách kích cầu tiêu dùng

TIN MỚI

Return to top