ClockThứ Ba, 21/11/2017 13:14

Chợ vẫn họp, giá cả ổn định

TTH.VN - Do đợt mưa lụt lần này không cao như lần trước và nhờ sự chủ động của tiểu thương và người dân, nên các chợ trên địa bàn TP. Huế và địa bàn tuyến huyện đều họp chợ đông đủ, sức mua bình thường, giá các mặt hàng tươi sống, nhu yếu phẩm không tăng.

Chợ Phương Đúc trong đợt lũ lần trước phải nghỉ hoạt động do nước ngập chợ, thì đợt này vẫn hoạt động bình thường

Chợ Xép ở phường Thuận Lộc, vùng thấp trũng của TP. Huế vẫn hoạt động trong ngày 21/11

Đến trưa ngày 21/11, hầu hết các chợ từ vùng thấp trũng đến vùng cao của TP. Huế vẫn họp chợ bình thường. Chợ Cống (đường Bà Triệu), chợ Xép (đường Ngô Đức Kế- Nhật Lệ), chợ Phường Đúc (đường Bùi Thị Xuân)… là những nơi trong đợt lũ lần trước phải tạm đóng cửa do nước ngập sâu, thì trong đợt lũ này vẫn họp chợ và lượng người đến chợ đông như ngày thường.

Chợ Cống ở phường Xuân Phú vẫn tấp nập người mua, bán trong ngày 21/11

Các chợ thuộc tuyến huyện nằm dọc trên trục QL1A như chợ Phò Trạch (Phong Điền), Tứ Hạ (Hương Trà), Mai, Dạ Lê, Thần Phù, Phù Bài (Hương Thủy), Cầu Hai, Nong, Truồi (Phú Lộc) và một số chợ nằm ở địa thế cao ráo của các huyện thấp trũng như Quảng Điền (chợ Sịa), Phú Vang… vẫn mua bán bình thường.

Do nước ngập sâu, tiểu thương và người dân ở Văn Xá, Hương Văn (Hương Trà) phải họp chợ tạm dọc hai bên QL1A

Hiện, do nhiều tuyến đường về các xã của thị xã Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền bị chia cắt, nên nhiều chợ ở các vùng thấp trũng này không thể họp chợ được. Tuy nhiên, một số chợ nhỏ như ở Văn Xá (Hương Trà), tiểu thương vẫn tụ tập buôn bán ở tuyến đường cao ráo dọc hai bên QL1A để đảm bảo cung cấp nhu cầu thực phẩm cho người dân trong vùng.

Bất kể ở đâu có buôn bán thực phẩm là người dân sà vào mua để về dự trữ trong những ngày mưa lụt

Rút kinh nghiệm trong đợt lũ lần trước, người dân ở các vùng thấp trũng như Phong Chương, Phong Bình, Phong Hòa (Phong Điền), Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Xuân (Hương Trà), Quảng Vinh, Quảng Thành (Quảng Điền), Phú Thanh (Phú Vang)… đã chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm từ những ngày trước, khi nước trên các sông chưa dâng cao. Bà Hồ Thị Tiện, ở thôn Phò Trạch, xã Phong Bình (Phong Điền) cho biết, từ chiều qua đến hôm nay, chợ Phò Trạch Đệm bị ngập sâu, chỉ có những quầy hàng đồ khô bán tại nhà mở cửa, còn lại những hàng quán thực phẩm tươi sống, hàng gia dụng… đều nghỉ bán. Nhờ mua dự trữ thức ăn từ hôm trước, nên những gia đình ở đây không lo đói, chỉ trông nước nhanh rút để sinh hoạt ổn định trở lại.

Giá các mặt hàng rau, củ, quả tại chợ Đông Ba và các chợ trên địa bàn đều ổn định mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp

Do còn ảnh hưởng của đợt lũ cách đây khoảng nửa tháng, nên giá một số loại rau được trồng tại địa phương như rau muống, khoai… giá vẫn còn cao; mỗi bó rau muống trong ngày 21/11 có giá 15 nghìn đồng, rau khoai 500 đồng/đọt. Các loại rau, củ, quả nhập từ ngoại tỉnh giá không thay đổi. Su búp giá 15 nghìn đồng/kg, cải thảo 17 nghìn đồng/kg, su lơ xanh 35 nghìn đồng/kg, bầu 15 nghìn đồng/kg. Nhìn chung những mặt hàng rau quả tươi sống ở hầu khắp các chợ đều rất phong phú, không có tình trạng khan hàng, sốt giá. Giá các loại thịt heo, bò, cá biển, cá nuôi, cá tự nhiên không tăng; cá biển dao động từ 40- 70 nghìn đồng/kg tùy loại; cá thiên nhiên từ 150- 200 nghìn đồng/kg; tôm nuôi giá 130 nghìn đồng/kg. Duy chỉ có tôm thiên nhiên tuy trọng lượng mỗi con rất nhỏ nhưng có giá cao, từ 200 nghìn đồng/kg và rất khan hiếm.

                                                                             Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Return to top