ClockThứ Ba, 27/06/2023 18:32

Chủ động giám sát, ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

TTH.VN - Tại buổi kiểm tra thực tế các khu vực khoáng sản trên địa bàn xã Lộc Điền và Lộc Bổn, huyện Phú Lộc ngày 27/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan liên quan rà soát lại các quy định pháp lý liên quan đến các khu vực khai thác khoáng sản; đánh giá cụ thể số liệu các khu vực mỏ khoáng sản nằm trong quy hoạch.

Khắc phục tồn tại để khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sảnQuản lý mỏ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựngNhiều bất cập trong hoạt động khai thác khoáng sản

leftcenterrightdel
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương (thứ 2 từ phải sang) kiểm tra thực địa tại các dự án khai thác khoáng sản

Tại dự án khai thác khoáng sản đá gabro làm ốp lát, thuộc khu vực thôn Quê Chữ, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Công ty cổ phần Khai thác đá Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị này được UBND tỉnh cho phép khai thác khoáng sản đá gabro làm ốp lát với diện tích: 5ha, công suất khai thác: 3.000 m3/năm. Hiện nay, đất, đá thải phát sinh từ việc khai thác mỏ đá gabro làm ốp lát tại khu vực thôn Quê Chữ khá lớn và công ty đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề bãi thải làm ảnh hưởng đến việc mở rộng mặt bằng khai thác và khó khăn trong công tác khai thác.

Đối với dự án khai thác khoáng sản đá làm ốp lát tại khu vực thôn Bát Sơn, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Công ty cổ phần đầu tư Vạn Xuân - Huế thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động khoáng sản như: Thông báo ngày bắt đầu khai thác, xây dựng cơ bản mỏ, lập hồ sơ thiết kế khai thác mỏ…

Công ty CP đầu tư Vạn Xuân - Huế đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét điều chỉnh lại hệ số quy đổi phù hợp với thực tế sản xuất, chế biến tại mỏ đá ốp lát thôn Bát Sơn, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc.

Sau khi kiểm tra thực tế các khu vực trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương yêu cầu các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và giúp đỡ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; trong quá trình khai thác khoáng sản, các công ty cần đảm bảo điều kiện về cảnh quan hệ sinh thái, môi trường, không ảnh hưởng đến người dân.

leftcenterrightdel
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương yêu cầu các công ty khai thác khoáng sản chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn, đơn vị, địa phương nêu cao trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

Các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý khoáng sản phải chủ động nắm chắc tình hình, tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp chấp hành pháp luật về khoáng sản; thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

THỌ BỐN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư

TIN MỚI

Return to top