ClockThứ Ba, 24/10/2023 16:50

Chủ động ứng phó mưa lũ cho nuôi trồng thuỷ sản

TTH.VN - Theo Chi cục Thuỷ sản tỉnh, đa số các thông số môi trường tại 15 điểm nuôi trồng thủy sản (NTTS) được kiểm tra từ đầu tháng 10 đến nay đều nằm trong giới hạn cho phép. Trừ thông số độ mặn tại thị trấn Sịa (Quảng Điền), các xã Hải Dương, Hương Phong, phường Thuận An (TP. Huế), xã Phú Xuân (Phú Vang), xã Giang Hải (Phú Lộc) dưới ngưỡng của giới hạn cho phép NTTS.

Thu hoạch nông sản tránh lũGấp rút thu hoạch thủy sảnThu hoạch thủy sản vượt lũ

 Kiểm tra chất lượng tôm nuôi

Từ đầu tháng 10 đến nay xảy ra mưa to đến rất to làm ngập lụt nhiều vùng và gây ngọt hóa vùng đầm phá, bất lợi cho NTTS.

Trong thời gian tới, dự báo có khả năng hình thành một áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và các đợt không khí lạnh gây mưa to, các hồ chứa tiếp tục phải điều tiết nước về hạ du nên trên các sông nước sẽ đục và có nhiều phù sa, các chất lơ lửng này dễ bám vào mang cá gây bệnh, chết.

Bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh thông tin, Chi cục Thuỷ sản yêu cầu các địa phương triển khai đến người dân các biện pháp ứng phó, bảo vệ thuỷ sản nuôi. Trong đó, vận động người dân thu hoạch toàn bộ, hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm, kết hợp nạo vét kênh mương, đặt ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ ao để bảo vệ thuỷ sản.

Các hộ nuôi bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố hệ thống dây neo, phao lồng, vệ sinh lồng bè thông thoáng. Khi cần thiết phải di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ, độ mặn ổn định đối với nuôi vùng nước lợ và nước mặn). Trường hợp không di chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng, bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài.

Tại từng ao hồ, lồng bè chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, thuyền, phao cứu sinh…) để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn khi có tình huống xấu xảy ra.

Khi có dự báo bão, lũ phải sơ tán lao động về nơi trú ẩn an toàn, đảm bảo không có thiệt hại về người. Sau bão, lũ cần xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao. Sau đó, tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao.

Các hộ nuôi phải kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước trong ao, nơi đặt lồng bè nuôi đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép; bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản để có biện pháp xử lý kịp thời; sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi bão, lũ đi qua. Nếu có thủy sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước phù hợp.

 

Tin, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

TIN MỚI

Return to top