ClockThứ Ba, 30/03/2021 13:15

Cơ hội quảng diễn nghề truyền thống

TTH - Tiếp nối thành công 8 kỳ Festival nghề truyền thống Huế (NTTH) và triển khai thực hiện đề án xây dựng Huế - Thành phố Festival, cuối tháng 5/2021, UBND TP. Huế tiếp tục tổ chức Festival NTTH 2021 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”.

Tạo không khí sôi động trong 4 tuần liên tục

Gốm Phước Tích “hồi sinh” sau các kỳ festival nghề truyền thống Huế

Theo kế hoạch, Festival NTTH 2021 sẽ diễn ra từ ngày 29/5 đến 26/6/2021, trong đó lễ khai mạc tổ chức vào ngày 12/6 và bế mạc ngày 18/6. Không gian tổ chức tập trung và khai thác khu vực đường đi bộ hai bờ sông Hương và trục không gian văn hóa nghệ thuật đường Lê Lợi. Thời gian tới, thành phố sẽ khai trương tuyến phố đi bộ ở bờ Bắc sông Hương khu vực quanh Hoàng Thành và lựa chọn một vài chương trình tạo điểm nhấn cho khu vực này.

Đến thời điểm này, đã có 17/34 làng nghề, cơ sở nghề ngoại tỉnh đăng ký tham gia, bao gồm làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), làng nghề thổ cẩm Hoa-Tiến (Nghệ An), làng dệt lụa Hội An (Quảng Nam), làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông (Hà Nội)… Ngoài ra, có 55/67 làng nghề, cơ sở nghề trong tỉnh đăng ký tham gia, bao gồm các ngành nghề thêu, dệt, mộc mỹ nghệ, mây tre đan, kim hoàn, đúc đồng, rèn, ẩm thực, pháp lam, diều, áo dài Huế...

Các chương trình chính của festival gồm cuộc thi thiết kế sản phẩm thủ công, trại sáng tác điêu khắc “Hồi sinh”, tuần lễ Thời trang Áo dài Huế, Hội sách Huế 2021, triển lãm điêu khắc gỗ, hội chợ Ẩm thực Huế, khai mạc lễ hội nghề truyền thống Huế, không gian nghề thủ công truyền thống Huế, Hue Culture Talk, liên hoan Ca Huế…

Trong suốt thời gian diễn ra festival sẽ có nhiều chương trình bổ trợ, như liên hoan kèn đồng, Marathon Huế, phong nhạc, hòa nhạc thế kỷ, đêm nhạc Nhớ Trịnh Công Sơn, đua thuyền SUP trên sông Hương, liên hoan sắc màu tuổi thơ, cờ người, đường bia…; một số chương trình hưởng ứng của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, kỳ Festival NTTH 2021 này, trọng tâm là khơi dậy niềm tự hào Huế và đánh thức sự thích thú, ủng hộ với các sản phẩm nghề truyền thống của Huế cũng như các địa phương khác. Từ đó, kích cầu sử dụng, mua sắm của cộng đồng về các sản phẩm truyền thống này, kích cầu du lịch để festival mang giá trị kinh tế cao hơn, phát triển nghề truyền thống, quảng bá văn hóa, tạo điều kiện để người dân Huế kinh doanh và có thu nhập tốt hơn.

Đây được đánh giá là kỳ festival có thời gian kéo dài với nhiều chương trình đổi mới, đặc sắc, khác biệt so với các kỳ festival nghề truyền thống trước. Việc bố trí thời gian của festival trải dài, có điểm nhấn chính vào mỗi cuối tuần sẽ tạo sự hấp dẫn nhằm góp phần kích cầu du lịch; du khách có thể đến Huế nhiều lần trong suốt kỳ festival.

Ban tổ chức Festsival NTTH 2021 đang triển khai công tác chuẩn bị, phối hợp với các ban ngành, tổng đạo diễn lên kế hoạch cụ thể để công bố thời gian, địa điểm diễn ra các chương trình, hoạt động để công bố rộng rãi cho người dân và du khách. Dự kiến, họp báo festival sẽ tổ chức vào tháng 4/2021.

Bài, ảnh: Minh Thư

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Vốn tín dụng chính sách ưu đãi: Cơ hội thay đổi cuộc đời

Ở thôn An Truyền (xã Phú An, Phú Vang), từ sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng chính sách xã hội huyện, có nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) tưởng chừng phải bỏ học giữa chừng, được “chắp cánh” bằng vốn vay chính sách, tiếp tục học hành. Những gia đình này còn đồng thời được vay vốn phát triển kinh tế, thay đổi cuộc đời.

Vốn tín dụng chính sách ưu đãi Cơ hội thay đổi cuộc đời

TIN MỚI

Return to top