ClockThứ Ba, 12/07/2016 11:13
KHỞI ĐỘNG KCN HỖ TRỢ NGÀNH DỆT MAY:

Chú trọng đến môi trường

TTH - Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh hoàn thiện và phê duyệt đề án xây dựng khu công nghiệp (KCN) hỗ trợ ngành dệt may (DM) tại KCN Phong Điền, với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư.

Chú trọng xử lý nước thải

Cuối năm 2015, Tổng Công ty Viglacera khởi công đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN Phong Điền- Viglacera với tổng mức đầu tư xây dựng 681 tỷ đồng, từng bước hoàn thiện đề án xây dựng KCN hỗ trợ ngành DM của tỉnh. Tiếp đó, tháng 6/2016, Tập đoàn Scavi (Pháp) đứng ra tổ chức hội thảo về cụm liên kết nguyên phụ liệu quốc tế Scavi thiết lập tại Việt Nam ở KCN Phong Điền, với sự có mặt của trên 50 đối tác lớn trên thế giới. Đây là bước tiến mới trong lĩnh vực thu hút đầu tư, hướng tới hình thành KCN hỗ trợ ngành DM trên đjạ bàn tỉnh.

Các nhà đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ… tìm hiểu cơ hội đầu tư vào KCN hỗ trợ ngành DM Phong Điền thông qua Tập đoàn Scavi

Trưởng BQL các KCN tỉnh - Phan Văn Xuân cho biết: “Khó khăn lớn nhất của các nhà đầu tư hạ tầng là kinh phí xây dựng nhà máy xử lý nước thải vì phải đầu tư vốn nhiều, công tác thu hồi vốn chậm nên rất ngại. Việc Chính phủ đồng ý hỗ trợ 100 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải (NMXLNT) cho KCN hỗ trợ ngành DM là điều kiện thuận lợi để dự án đẩy nhanh tiến độ và giao mặt bằng cho các nhà đầu tư thứ cấp. Đến thời điểm này, đã có 10 nhà đầu tư nước ngoài đến nghiên cứu và tìm hiểu cơ hội đầu tư sản xuất phụ trợ DM tại KCN Phong Điền, song do các DN đang trong quá trình hoàn tất các hồ sơ, thủ tục nên chưa tiến hành cấp phép”. 

Cùng với quyết tâm của chủ đầu tư dự án hạ tầng KCN Phong Điền, UBND tỉnh đã quan tâm và hỗ trợ vốn xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào. Trong hai năm 2015 và 2016, tỉnh đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng tuyến đường vào KCN, dự kiến đầu năm 2017 hoàn thành; đồng thời, tiếp tục đầu tư thêm 10 tỷ đồng xây dựng đường nội thị dẫn vào KCN nhằm hoàn thiện mạng lưới đường giao thông, điện, nước đáp ứng nhu cầu đầu tư của các DN. Công tác rà phá bom mìn, giải phóng mặt bằng đang đôn đốc, đến nay đã hoàn thành 65% tiến độ, trong đó UBND tỉnh hỗ trợ 13,6 tỷ đồng để chủ đầu tư nhanh chóng hoàn tất dự án.

Thu hút đầu tư có chọn lọc

Cùng với quyết định hỗ trợ 100 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho KCN, Chính phủ đề nghị UBND tỉnh chỉ xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN cam kết xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và cục bộ đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm và có kế hoạch giám sát cụ thể. Đối với các dự án sản xuất trong KCN hỗ trợ ngành DM phải đáp ứng đủ điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu hoặc tương đương.

Các nhà đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ… đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào KCN hỗ trợ ngành DM Phong Điền thông qua Tập đoàn Scavi

Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư- Phan Thiên Định cho biết: “Về cơ chế chính sách ưu đãi, Thủ tướng Chính phủ cho phép đề án áp dụng các chính sách đối với KCN hỗ trợ cùng với nhiều ưu đãi khác cho thấy, đề án phát triển KCN hỗ trợ ngành DM đóng vai trò quan trọng. Tỉnh đang phối hợp với nhà đầu tư hạ tầng kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất hàng phụ trợ DM để sớm lấp đầy KCN sau khi hạ tầng hoàn thành. Song, để đảm bảo môi trường, tỉnh đang lựa chọn cân nhắc kỹ các nhà đầu tư thứ cấp, chứ không cấp phép ồ ạt khi chưa nghiên cứu kỹ các công nghệ xử lý môi trường của đối tác. Lĩnh vực dệt nhuộm là một trong những ngành sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tỉnh yêu cầu các nhà đầu tư phải hoàn thành khu xử lý nước thải trung gian và được cơ quan nhà nước kiểm soát chặt chẽ, trước khi xả thải chung vào NMXLNT của KCN.”

Nếu không có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, không đầu tư NMXLNT hiện đại và đồng bộ tại các KCN thì nguy cơ về ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi, đặc biệt là khi nhiều dự án sản xuất liên quan đến các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, cơ khí… đi vào hoạt động. 

“Mặc dù đã có đề án xây dựng NMXLNT đáp ứng nhu cầu xả thải cho các DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ DM ở KCN Phong Điền, song trong công tác thu hút đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉnh luôn đặt ra yêu cầu khắt khe, đó là, các DN đến với KCN này phải xử lý đầu ra đảm bảo các thông số kỹ thuật và có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực dệt nhuộm”, ông Phan Văn Xuân cho biết thêm.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp

TIN MỚI

Return to top