ClockThứ Tư, 16/11/2022 16:21

Cơ hội cho doanh nghiệp chế biến, chế tạo kết nối, mở rộng thị trường

Việt Nam đang ngày càng được biết đến bởi ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo. Trong bối cảnh thế giới cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế đã bày tỏ mong muốn được tiếp cận và liên kết với doanh nghiệp công nghiệp nội địa.

Các doanh nghiệp Đan Mạch kỳ vọng lớn vào cơ hội đầu tư tại Việt NamDoanh nghiệp Pháp quan tâm đến cơ hội kinh doanh tại Việt NamTăng khả năng tiếp cận chính sách cho doanh nghiệp

Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Canon có vốn đầu tư Nhật Bản thuộc Khu Công nghiệp Phố Nối A, Hưng Yên. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN

Để tạo sự gắn kết này, ngoài việc nâng cao công nghệ, năng lực sản xuất của mình, doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước đang cần hơn nữa sự hỗ trợ của nhà nước trong vai trò "bà đỡ" để kết nối, hỗ trợ vốn, công nghệ...

Đây là thông tin được nhiều doanh nghiệp chia sẻ tại Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - Vimexpo 2022 do Bộ Công Thương, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp phối hợp với Công ty Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm CIS Việt Nam tổ chức sáng nay 16/11 tại Hà Nội.

Cơ hội tiếp cận đối tác

Theo thông tin từ ban tổ chức, Vimexpo 2022 với chủ đề "kết nối để phát triển" thu hút hơn 200 doanh nghiệp, với gần 300 gian hàng được trưng bày; có thể kể đến như Tập đoàn Thaco, Toyota Việt Nam, Samsung, Toshiba Asia, Hanoi Plastic, Yangmin, Makitech, Tecotec, Kyoyo... đến từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương, trong bối cảnh Chính phủ cùng với cộng đồng doanh nghiệp đang nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế trên cơ sở thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19, triển lãm Vimexpo năm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia; tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan, tổ chức, các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo, giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, công nghệ và cơ hội đầu tư.

"Điều này khẳng định sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ và nỗ lực của Bộ Công Thương đối với công cuộc phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam", ông Phạm Tuấn Anh nói.

Theo chia sẻ của Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA), năm nay có 20 gian hàng của các doanh nghiệp trong hội tham dự triển lãm. Ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh và qua sự quan tâm của nhiều đối tác nước ngoài, có thể thấy, Việt Nam đang là điểm đến thu hút đầu tư hấp dẫn trong khối để các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư mới và mở rộng kinh doanh.

"Sự kiện lần này là cơ hội để doanh nghiệp được tiếp cận, giới thiệu và tìm kiếm các đối tác nước ngoài, từ đó tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản xuất của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn", ông Nguyễn Vân cho hay.

Cũng theo Chủ tịch của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV), tại sự kiện, chúng tôi có thể gặp gỡ thêm nhiều đơn vị sản xuất quốc tế và Việt Nam, từ đó có cơ hội mở rộng mạng lưới nhà cung ứng. Thông qua các sự kiện triển lãm trước, Toyota Việt Nam đã kết nối được với hơn 20 nhà cung ứng tiềm năng, một trong số đó đã trở thành nhà cung cấp chính thức cho TMV.

"Chúng tôi đang cho ra mắt các sản phẩm mới được lắp ráp tại Việt Nam; trong đó nỗ lực nâng cao sản phẩm nội địa và được sản xuất tại Việt Nam. Với sự kiện lần này, TMV mong muốn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ và kết nối với nhiều nhà cung ứng tiềm năng hơn; từ đó góp phần giúp ngành công nghiệp hỗ trợ Tại Việt Nam phát triển nhanh và xa hơn".

Nâng cao công nghệ

Một trong những sản phẩm được giới thiệu tại triển lãm và được nhiều doanh nghiệp quan tâm là công nghệ sản xuất mới, số hóa quy trình sản xuất để nâng cao sự chuyên nghiệp và chất lượng sản phẩm. Tại các gian hàng của Hiệp hội doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Tp. Hà Nội, ông Vũ Hồng Quân, Giám đốc điều hành Công ty TNHH công nghệ QMS cho hay, chúng tôi cung cấp các giải pháp tích hợp công nghệ, nguồn nhân lực và quản trị doanh nghiệp...

"Việc nâng cao công nghệ và tích hợp công nghệ, quản trị trong doanh nghiệp là rất quan trọng, bởi đây là nhân tố quyết định năng lực, tính chuyên nghiệp doanh nghiệp Việt khi muốn tiếp cận các đối tác nước ngoài. Chúng tôi hiện đang làm việc với nhiều đối tác quốc tế từ Singapore, Anh, Australia, Mỹ... trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, tích hợp công nghệ cho doanh nghiệp", ông Vũ Hồng Quân cho biết thêm.

Cùng quan điểm trên, ông Hoàng Hữu Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Intech cho rằng, đây là câu chuyện "con gà - quả trứng". Doanh nghiệp chờ đối tác tìm đến mới nâng cao công nghệ, chất lượng để đáp ứng nhu cầu, hay tìm cách nâng cao vị thế, chất lượng doanh nghiệp trước để thuận lợi hơn trong tìm kiếm đối tác.

"Tôi cho rằng, chất lượng sản phẩm; trong đó công nghệ là yếu tố quyết định tới việc kết nối. Bên cạnh đó là tính chuyên nghiệp, giá thành, trình độ quản lý... Chúng ta phải tự nâng cao năng lực nội tại, từ đó mới có cơ sở để vươn tới nền sản xuất cao hơn, liên kết với đối tác nước ngoài" - ông Hoàng Hữu Thắng nói.

Ông Hoàng Hữu Thắng cũng nhận định, hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ liên quan đến phát triển công nghiệp, chế biến chế tạo là khá đầy đủ. Song để làm tốt vai trò "bà đỡ", thời gian tới, cần thêm nhiều các sự kiện triển lãm, giới thiệu sản phẩm để doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ, kết nối với nhau. Bên cạnh đó, các chính sách về vốn vay, ưu đãi trong nghiên cứu phát triển công nghệ mới triển khai mạnh mẽ hơn.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Quý Tính, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị và các giải pháp công nghệ An Hòa, với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí để tham dự các triển lãm quốc tế cũng phải cân nhắc, do vậy, sự kiện có hỗ trợ của nhà nước như hôm nay là rất thiết thực cho doanh nghiệp. "Chúng tôi mong mỏi hơn nữa những sự hỗ trợ như vậy từ phía nhà nước, lựa chọn những doanh nghiệp có tham vọng và năng lực, hỗ trợ tham gia, hỗ trợ vốn vay, nghiên cứu phát triển...".

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top