ClockChủ Nhật, 01/09/2019 09:55

Cơ hội quảng bá sản phẩm làng nghề

TTH.VN - Ngoài cơ hội quảng bá và giới thiệu sản phẩm, Hội chợ sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) và làng nghề Huế 2019 còn giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ký kết nhiều hợp đồng kinh tế giá trị lớn.

300 gian hàng tham gia Hội chợ sản phẩm công nghiệp nông thôn và làng nghềNâng tầm thương hiệu cho sản phẩmGiới thiệu các mặt hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Huế

Sản phẩm ống hút thân thiện môi trường được làm từ cây cỏ bàng của Cơ sở Cỏ bàng NX 

Cơ hội hợp tác đầu tư

Vượt gần 400km và vận chuyển theo 20 bộ bàn ghế, tủ, giường và hàng thủ công mỹ nghệ trị giá trên 2 tỷ đồng đến Huế tham gia hội chợ, mục đích mà Cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Song Toàn, thị xã An Nhơn (Bình Định) mong muốn là quảng bá thương hiệu và ký kết các hợp đồng kinh tế.

Chủ cơ sở, anh Nguyễn Ngọc Hiếu cho biết, đây là năm thứ 10 cơ sở tham gia hội chợ ở Huế nên mặc dù hàng hóa cồng kềnh, giá trị lớn và chi phí vận chuyển khá cao, trên 30 triệu đồng/lần, song cơ sở vẫn đăng ký tham gia. Ngoài giới thiệu sản phẩm, năm nào cơ sở cũng ký được vài hợp đồng cung cấp sản phẩm trị giá cả tỷ đồng và doanh số bán hàng tại các hội chợ chiếm từ 150 - 200 triệu đồng/đợt.

Là cơ sở sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cỏ bàng, tham gia hội chợ lần này Cơ sở Cỏ Bàng NX, xã Phong Bình (Phong Điền) đã tìm được đối tác để sắp tới ký kết đơn hàng xuất khẩu sản phẩm ống hút thân thiện môi trường làm từ cây cỏ bàng với một tập đoàn lớn ở Hàn Quốc, đồng thời cung ứng sản phẩm lâu dài cho các đại lý ở các tỉnh, thành khu vực miền Trung, giải quyết mối lo đầu ra cho sản phẩm.

Theo chủ cơ sở, ông Nguyễn Viết Nam, mặc dù thường xuyên cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành, song lâu nay các sản phẩm làm từ nguyên liệu cỏ bàng khó tiêu thụ do cơ sở chưa có cửa hàng trưng bày sản phẩm ở thành phố. Tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ là cơ hội tốt để cơ sở quảng bá thương hiệu, giới thiệu các mẫu mã mới và tìm kiếm các đối tác làm ăn. Tại hội chợ lần này, cơ sở ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho một số siêu thị nên sắp tới sẽ tập trung sản xuất để đáp ứng đủ đơn hàng.

Khai thác tiềm năng làng nghề Huế

Là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động khuyến công của Bộ Công thương được tổ chức trên địa bàn tỉnh từ ngày 28/8 - 3/9 tại Trung tâm Thể thao Thừa Thiên Huế, số 1 Hà Huy Tập (TP Huế), hội chợ có quy mô 300 gian hàng của các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất và làng nghề trong cả nước. Sản phẩm tham gia trưng bày tại hội chợ chủ yếu là các sản phẩm CNNT và làng nghề, như yến sào Khánh Hòa, đồ gỗ mỹ nghệ Bình Định, dệt thổ cẩm Hòa Bình, mây tre đan Bao La, đàn Tân Châu, đệm bàng Phò Trạch, gốm Phước Tích…

Khách hàng tham quan và mua sắm tại gian hàng trầm hương, Huế

Theo Giám đốc HTX mây tre đan Bao La, mỗi lần trên địa bàn có tổ chức hội chợ là HTX đăng ký ngay. Bởi mặc dù diễn ra ngắn, từ 7-10 ngày, song doanh số bán hàng tại các hội chợ rất cao, từ 20-30 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với ký gửi hàng tại các trung tâm mua sắm. Tham gia trưng bày tại hội chợ, HTX còn có cơ hội ký kết nhiều hợp đồng giá trị để ổn định và mở rộng quy mô.

Giám đốc Sở Công thương, ông Nguyễn Thanh cho biết, hội chợ lần này được tổ chức nhằm triển lãm, giới thiệu và tập trung quảng bá sản phẩm CNNT và làng nghề nhằm khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh của các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Với thế mạnh có gần 100 làng nghề và nghề truyền thống, song lâu nay sản phẩm làng nghề chưa có chỗ đứng trên thị trường do các cơ sở chưa chú trọng đến công tác quảng bá và giới thiệu sản phẩm.

Theo ông Thanh, đến với hội chợ, các DN và cơ sở có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và tự mình “vươn” ra biển, phải đầu tư đổi mới thiết bị, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng, giá thành phù hợp để đứng chân trên thị trường và hướng đến xuất khẩu.

Qua 4 ngày diễn ra, hội chợ thu hút trên 20 ngàn lượt người đến tham quan và mua sắm, doanh số bán hàng đạt gần 4 tỷ đồng. “Mặc dù trên địa bàn hiện có nhiều siêu thị, trung tâm thương mại với đầy đủ chủng loại hàng hóa, song tôi vẫn thích đến tham quan và mua sắm tại hội chợ. Bởi ở đây có khá nhiều sản phẩm đặc trưng của các vùng miền trong cả nước, được dùng thử các loại thực phẩm trước khi mua và có khá nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá mà các DN đưa ra để kích cầu mua sắm”, chị Nguyễn Thị Hà, trú tại phường An Cựu, TP. Huế chia sẻ.

Bài, ảnh: Thanh Hương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top