ClockThứ Bảy, 15/10/2016 05:56

Góp phần chuyển đổi ngành nghề cho lao động

TTH - Sau 3 tháng đào tạo nghề may công nghiệp từ đề án khuyến công (KC) hỗ trợ, 30 học viên ở xã Lộc Điền (Phú Lộc) được Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Gia Huynh (Công ty Gia Huynh) nhận vào làm việc, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp.

Sau khóa đào tạo, 30 học viên sẽ được công ty nhận vào làm việc với mức thu nhập ổn định

Thành lập từ năm 2013, kinh doanh nhiều lĩnh vực như thực phẩm, đồ uống, thiết bị điện tử, sản xuất bột giấy, cung cấp các sản phẩm bảo hộ lao động ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tháng 7/2014, Công ty Gia Huynh đầu tư vốn mở xưởng may trang phục bảo hộ lao động.

Giám đốc Công ty Gia Huynh - Võ Thị Bích Chi cho biết: “Từ khi phát triển thêm lĩnh vực may mặc, DN gặp khá nhiều thuận lợi do thị trường rộng, khách hàng nhiều nên sản phẩm sản xuất chừng nào tiêu thụ hết chừng đó, doanh thu mỗi năm đạt trên 2 tỷ đồng. Song, khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu lao động có tay nghề nên DN phải “cầm tay chỉ việc”, sản phẩm làm ra bị lỗi nhiều, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và uy tín của DN.”

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh - Nguyễn Thị Mỹ Hằng cho biết: “Năm 2016, nguồn vốn khuyến công hỗ trợ cho các DN, cơ sở trên địa bàn tỉnh gần 2 tỷ đồng, với 28 đề án. Hiện, trung tâm đã hoàn tất việc khảo sát, thẩm định và đang triển khai hỗ trợ cho các DN, cơ sở với mục đích giúp các DN đầu tư máy móc hiện đại, đào tạo nghề để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng suất và mở rộng quy mô”.

Trước thực trạng đó, tháng 7/2016, DN lập đề án KC đào tạo nghề may công nghiệp cho 30 học viên, thời gian đào tạo 3 tháng và được Sở Công thương phê duyệt. Khóa đào tạo có tổng kinh phí 97 triệu đồng, trong đó vốn KC hỗ trợ 45 triệu đồng. “Lâu nay, DN đã mở nhiều khóa đào tạo nghề nhưng do địa bàn nằm gần các khu công nghiệp như La Sơn, Phú Bài nên các học viên sau khi đào tạo, thường “nhảy việc” đến các DN may khác vì vậy, DN luôn trong tình trạng thiếu người. Nhờ nguồn hỗ trợ vốn KC nên trong quá trình đào tạo, DN hỗ trợ tiền ăn cho học viên, trang cấp nguyên liệu thực hành... các học viên ký cam kết sẽ ở lại làm việc sau khi hoàn thành khóa học. Đây là thuận lợi lớn nhằm góp phần củng cố lại lực lượng lao động, mở rộng sản xuất”, chị Võ Thị Bích Chi chia sẻ.

Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phú Lộc - Trần Văn Minh Quân cho biết: “Các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện chủ yếu là DN nhỏ, sản xuất manh mún do thiếu vốn và thiếu thiết bị hiện đại nên năng suất thấp, sản phẩm khó cạnh tranh. Nhiều năm qua, nguồn vốn khuyến công đã giúp ích rất nhiều cho các DN, cơ sở thông qua các đề án hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm mới, đào tạo nghề và xây dựng thương hiệu. Năm 2016, có hai DN được hỗ trợ là Công ty Gia Huynh và Công ty TNHH Trà vả Lộc Mai với mức hỗ trợ 145 triệu đồng. Đây là thuận lợi lớn góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới và chuyển đổi ngành nghề trong nông thôn”.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn

TIN MỚI

Return to top