ClockChủ Nhật, 13/03/2022 14:19

Liên kết để phát triển sản phẩm làng nghề

TTH - Sản xuất hàng lưu niệm - quà tặng (LN-QT) riêng lẻ, độc lập và theo một chất liệu truyền thống không còn là thế mạnh khi thị trường tiêu thụ ngày càng khắt khe và khó tính. Nhiều cơ sở đã liên kết với nhau, kết hợp giữa nhiều nguyên vật liệu để tạo ra các sản phẩm tinh xảo, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề: Cần có cách nhìn mớiCầu nối cho sản phẩm làng nghề

Là một trong những nhà thiết kế trẻ được đào tạo chuyên nghiệp tại Trường đại học Nghệ thuật Huế, nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Đủ, đại diện Công ty TNHH MTV Can Studio đã nghiên cứu, thiết kế thành công nhiều sản phẩm LN-QT độc đáo được du khách đón nhận và đạt nhiều giải thưởng cao tại các cuộc thi thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN), quà tặng Huế. Trong đó, sản phẩm được đánh giá cao và mang lại giá trị cho sản phẩm làng nghề Huế chính là sản phẩm kết nối hàng TCMN ra mắt vào cuối năm 2020.

Không lựa chọn 1 chất liệu truyền thống như những sản phẩm TCMN khác mà kết hợp 3 nguyên liệu truyền thống của 3 làng nghề tiêu biểu của Huế, đó là đúc đồng Phường Đúc, mây tre đan Bao La và dệt zèng A Lưới để tạo ra bộ sản phẩm TCMN độc đáo mang tên “Sản phẩm kết nối hàng TCMN”, bao gồm các sản phẩm đế lót bàn ăn tại các nhà hàng, khách sạn…

Theo ông Nguyễn Văn Đủ, nếu chỉ sử dụng 1 nguyên liệu để tạo ra sản phẩm thì khi sản phẩm được khách hàng lựa chọn, doanh số bán hàng cao chỉ có 1 làng nghề được hưởng lợi và chưa tạo sự kết nối để phát triển làng nghề cũng như nghề truyền thống. Song, khi kết hợp các nguyên liệu của nhiều làng nghề lại với nhau để tạo ra một hay nhiều sản phẩm LN-QT sẽ tạo ra sản phẩm tinh xảo, độc đáo, đồng thời góp phần tôn vinh các sản phẩm làng nghề, tăng giá trị cho nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh.

“Hiện, công ty đang tư vấn cho các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất hàng TCMN trong việc liên kết các làng nghề để sản xuất sản phẩm LN-QT, đồng thời tiếp tục nghiên cứu để thiết kế thêm nhiều sản phẩm TCMN từ sự kết hợp giữa các nguyên liệu truyền thống ở các làng nghề phục vụ du khách”, ông Đủ chia sẻ.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, đáp ứng nhu cầu thị trường

Dịch COVID-19 bùng phát, thị trường cung ứng hàng LN-QT đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi số lượng khách du lịch đến Huế giảm hơn 70% so với thời điểm trước khi bùng phát dịch nên đầu ra cho các sản phẩm gặp khó. Để duy trì sản xuất và phát triển thị trường, các cơ sở sản xuất đã “lấn sân” sang thiết kế hàng nội ngoại thất gia đình hay các khách sạn, khu resort, đồng thời đầu tư máy móc thiết bị, thiết kế mẫu để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong đó, nhiều cơ sở đã kết hợp nhiều nguyên liệu của các làng nghề, như mây tre, gỗ mỹ nghệ, đúc đồng, pháp lam, dệt zèng... để tạo ra các sản phẩm độc đáo và lạ mắt.

Giám đốc Cơ sở TCMN Tre Việt, ông Nguyễn Đình Hưng cho rằng, để tạo ra những sản phẩm TCMN tinh xảo, độc đáo đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngoài chất liệu tre truyền thống, hiện cơ sở đã phối hợp thêm các chất liệu truyền thống như gỗ, mây, pháp lam… tạo ra các sản phẩm TCMN hoàn chỉnh vừa phục vụ khách du lịch, vừa trang trí cho không gian các khu resort, khách sạn theo đơn đặt hàng của các DN. Các vật liệu này có giá cả vừa phải, lại dễ tìm vì có sẵn ở các làng nghề Huế.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương, để các sản phẩm công nghiệp nông thôn nói chung và sản phẩm LN-QT, TCMN nói riêng ngày càng đa dạng, phát triển cả về số lượng và chất lượng, có giá trị gia tăng cao, có thể khẳng định uy tín trên thị trường, thời gian tới, Sở Công thương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các DN đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ kinh phí trình diễn mô hình, đầu tư máy móc, nâng cấp thiết bị. Các sở, ngành cần tập trung nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư hướng vào việc hỗ trợ DN phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực quản lý, sức cạnh tranh bền vững.

Mặt khác, mỗi DN, cơ sở sản xuất phải phối hợp, liên kết để trao đổi nguyên liệu sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm tinh xảo, độc đáo phục vụ thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thương mại điện tử, công nghiệp công nghệ cao vào hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở cung cấp nguyên liệu đầu vào - DN sản xuất - nhà phân phối nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường cung cấp cho khách hàng nói chung và khách du lịch nói riêng, tạo thương hiệu và uy tín cho hàng TCMN Huế.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

TIN MỚI

Return to top