ClockThứ Bảy, 05/02/2022 13:46

Nhiều nhà máy ra quân sản xuất đầu năm

TTH.VN - Từ ngày 5/2 (tức Mùng 5 Tết Nhâm Dần), các doanh nghiệp (DN) ra quân sản xuất đầu năm, tạo không khí thi đua lao động sản xuất kinh doanh (SXKD) tại các phân xưởng, nhà máy với tinh thần lạc quan, hy vọng một năm mới nhiều thành công.

Nỗ lực để xuất khẩu “cán đích”Doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất kinh doanh trong tình hình mớiDoanh nghiệp cần động lực để tái sản xuất

Từ 6h sáng, các nhà máy thuộc Công ty CP Dệt may Huế bắt đầu khởi động các chuyền may sản xuất đầu năm mới 

Từ 6h sáng 5/2 (tức Mùng 5 Tết), hơn 5.000 CBCNV- LĐ Công ty CP Dệt may Huế khởi động các dây chuyền kéo sợi, chuyền may và các phòng ban bắt đầu sản xuất trong ngày đầu năm mới. 

Trong năm 2022, với mục tiêu đưa giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) đạt 1.850 tỷ đồng, doanh thu 1.880 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 133 triệu USD, công ty triển khai các dự án (DA) đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất, tiết giảm nhân công. Trong đó, đầu tư nhà máy may 3 tầng với quy mô 40 chuyền may, sản lượng hàng năm đạt 12,5 triệu sản phẩm với tổng mức đầu tư 216 tỷ đồng; DA đầu tư bổ sung thiết bị may với tổng mức đầu tư 52 tỷ đồng; triển khai DA đầu tư bổ sung thiết bị sợi với tổng mức đầu tư hơn 7 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty lập lại dự toán và triển khai DA nhà kho tại nhà máy may 4...

Tổng Giám đốc công ty, ông Nguyễn Văn Phong cho biết, cùng với việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, DN cơ cấu thị trường xuất khẩu, trong đó tập trung phát triển thị trường Châu Á đang có hiệu quả cao, nâng thị phần lên 60%, ưu tiên sản phẩm xuất vào Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan; thị trường Châu Âu và Nam Mỹ sản lượng xuất bán từ 20% - 25%; thị trường nội địa duy trì mức từ 10-12%, đồng thời tìm kiếm cơ hội bán hàng vào khu chế xuất để hạn chế bớt rủi ro trong xuất khẩu khi cước vận chuyển tăng cao. 

Tại Công ty SCAVI Huế hoạt động ở Khu công nghiệp (KCN) Phong Điền, sáng 6/2 (tức Mùng 6 Tết), hơn 7.000 CBCNV- LĐ sẽ ra quân sản xuất đầu năm. 

Theo lãnh đạo công ty, năm 2021, công ty đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi trong nhà máy xuất hiện nhiều ca F0, ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện đơn hàng. Song, nhờ sự chủ động và linh hoạt trong sản xuất cũng như các biện pháp phòng dịch, 100% đơn hàng đều hoàn thành đúng tiến độ; tăng trưởng trên 30% so với năm 2020. 

Năm 2022, DN tập trung nguồn lực, tuyển dụng lao động để đưa vào vận hành nhà máy may ở KCN Quảng Vinh (Quảng Điền); tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho nhà máy may ở KCN Phong Điền nhằm tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất các đơn hàng xuất khẩu.

Năm 2022, Công ty CP Dệt may Huế đầu tư gần 300 tỷ đồng đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng suất 

Cùng với 2 DN sản xuất hàng dệt may quy mô lớn trên địa bàn khởi động các dây chuyền sản xuất đầu năm vào ngày mồng 5 và 6 Tết Nhâm Dần 2022, theo kế hoạch, từ ngày 7/2 (tức Mùng 7 Tết), hơn 25 ngàn lao động tại các khu kinh tế, KCN và các phân xưởng, nhà máy ra quân sản xuất đầu năm, khởi động một năm mới với các đơn hàng đã ký kết.

Hoạt động sản xuất đầu năm năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên trong ngày sản xuất đầu năm, các DN không tổ chức tiệc mừng hay gặp gỡ mà bắt tay ngay vào sản xuất, đồng thời thông báo kế hoạch đơn hàng, đề ra chính sách tiền lương để người lao động phấn khởi và yên tâm làm việc. 

Giám đốc Sở Công thương, ông Nguyễn Thanh cho rằng, năm 2022 ngành công thương phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10% so với năm 2021; giá trị SXCN đạt 42.600 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 4.100 tỷ đồng so với năm 2021; KNXK phấn đấu đạt 1.030 triệu USD. 

Để thực hiện mục tiêu trên, sắp tới, Sở tập trung hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN và triển khai các DA đầu tư SXCN trên địa bàn, đặc biệt là các DA có ảnh hưởng quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong đó có DA sản xuất găng tay y tế của Công ty Kanglongda, các DA sản xuất hàng may mặc, nhà máy gia công thạch anh Chân Mây, DA sản xuất máy biến dòng… góp phần tăng năng lực sản xuất và tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp trong thời gian tới. Mặt khác, tăng cường hỗ trợ DN ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tăng cường quảng bá, giảm chi phí trong giao dịch, hạ giá thành sản phẩm tăng năng lực cạnh tranh.

Bài, ảnh: Thanh Hương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Top 10 loại băng tải phổ biến
Return to top