ClockThứ Bảy, 06/04/2019 09:40

Sắp công bố “sách trắng” về rào cản thương mại đối với mặt hàng thép

Bộ Công Thương đang trong quá trình hoàn thiện “sách trắng” về các rào cản thương mại đối với mặt hàng thép để công bố vào cuối quý II/2019.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tháng 11 giảm so với tháng 10Ngành thép và dệt may Việt Nam thêm rủi ro vì cuộc chiến thương mạiNgành thép Việt Nam cần tăng năng lực cạnh tranh để mở rộng thị trườngThép Việt Nam thắng kiện chống bán phá giá ở AustraliaThép từ Việt Nam vào Mỹ vẫn còn cơ hội được miễn giảm thuế nhập khẩu

Liên quan đến việc có thông tin cho rằng vấn đề phòng vệ thương mại đối với một số các mặt hàng trong đó có mặt hàng thép gia tăng thời gian gần đây, bà Phạm Hương Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, cho đến nay Việt Nam đã phải chịu tới 47 cuộc điều tra chống phá giá và trợ cấp, chiếm 1/3 trong tổng số các vụ việc về chống bán phá giá cho đến thời điểm này.

So với 13 vụ việc của 2018, từ đầu năm 2019 đến nay, có hai vụ điều tra mới đối với Việt Nam, đó là Ấn Độ điều tra đối với mặt hàng thép cán phẳng mạ kẽm, và Indonesia điều tra đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim. Bà Phạm Hương Giang khẳng định: các vụ việc đối với thép xuất khẩu của Việt Nam vẫn theo xu hướng như vậy, không có gia tăng đột biến.

Các nước đưa ra biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép ngày càng nhiều sau khi Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng này (Ảnh minh hoạ: KT)

Về việc các nước đưa ra biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép nảy sinh ngày càng nhiều sau khi Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng này (đạo luật 232) khơi mào cho cuộc bùng nổ điều tra toàn cầu. Các nước khác cũng tăng cường điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với một số mặt hàng thép cụ thể.

Theo bà Phạm Hương Giang có 4 nguyên nhân: “Thứ nhất, thép là một mặt hàng sản xuất cơ bản của rất nhiều nước và được coi là vấn đề an ninh quốc gia. Thứ hai là tình trạng dư cung trên toàn cầu. Theo OECD tính toán, ví dụ như năm 2017 dư gần 900 triệu tấn, trong đó chủ yếu đến từ Trung Quốc. Thứ ba là do kinh tế thế giới đang có xu hương chững lại dẫn đến nhiều doanh nghiệp thép của các quốc gia gặp thiệt hại… Thứ tư là vấn đề liên quan đến xu hướng về bảo hộ mậu dịch đang có quay trở lại…”

Về tổng thể, các doanh nghiệp thép của Việt Nam vẫn đang có tăng trưởng sản xuất cũng như xuất khẩu ấn tượng trong khu vực và cũng không phải là ở thị trường nào ở Việt Nam cũng bị áp thuế chống bán phá giá.

Mới đây chính phủ Indonesia cũng đã có quyết định về việc chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn lạnh của Việt Nam sau khi chúng ta đã có những phản ứng là việc này đi ngược lại với các quy định của WTO. Mặc dù chúng ta đã điều trị bị điều tra nhưng đã không bị áp thuế này và xuất khẩu vẫn tốt.

Ở chiều ngược lại, chúng ta cũng đã có những hành động để bảo vệ thị trường Việt Nam (trước sức ép của hàng Trung Quốc xuất đi nhưng bị các nước ngăn chặn có khả năng tràn vào Việt Nam) bằng các hàng rào kỹ thuật cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành thép Việt Nam.

Những thông tin cụ thể về các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại về thép đều được Bộ Công thương cung cấp đầy đủ trên website của Bộ và Cục phòng vệ thương mại. Hiện Cục này cũng đang trong quá trình hoàn thiện về “sách trắng” về các rào cản thương mại đối với mặt hàng thép để có thể công bố vào cuối quý II/2019.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy

Chiều 3/5, tại Phú Vang, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số14 NQ/TU ngày 17 / 4 / 2020 của Tỉnh ủy về chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Ông Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn kiểm tra tham dự và công bố quyết định.

Công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top