ClockThứ Sáu, 29/07/2016 08:45

Tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về Phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào lĩnh vực ô tô và cơ khí chế tạo.

Thông báo kết luận nêu rõ, công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu và phụ tùng để liên kết tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp hỗ trợ quyết định việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoàn chỉnh. Mặt khác việc phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ làm tăng giá trị sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm mới và là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Xác định tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 về phát triển công nhiệp hỗ trợ. Các chính sách sẽ ưu tiên hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển, ứng dụng chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường; nhiều chính sách ưu đãi thuế cũng sẽ áp dụng để khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (trong đó có lĩnh vực ô tô và cơ khí chế tạo)…

Tuy nhiên, những chính sách hiện hành cần hoàn thiện và đồng bộ để thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển. Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương cần có giải pháp cụ thể thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ nước ta phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để triển khai phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình cơ khí trọng điểm; thành lập các Tổ chuyên gia có chuyên môn sâu, có sự tham gia của các Hiệp hội để đề xuất chính sách hỗ trợ cụ thể theo từng ngành, từng loại sản phẩm, theo vùng miền; đề xuất chính sách kêu gọi đầu tư và huy động vốn; tăng cường liên kết giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đồng thời khẩn trương hoàn thiện Đề án chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn tới năm 2035 và Chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm cho giai đoạn từ năm 2016 đến 2020 trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất trong quý IV/2016 xem xét, quyết định.

Bộ Công Thương tích cực tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4370/VPCP-KTN ngày 06/6/2016 về lộ trình áp dụng khí thải ô tô (có liên quan tới lộ trình sản xuất nhiên liệu và động cơ).

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top