ClockThứ Bảy, 06/11/2021 13:45

Tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

TTH - Một mặt chọn các sản phẩm được công nhận để hỗ trợ xây dựng các chương trình, đề án theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; mặt khác, ưu tiên hỗ trợ để đầu tư phát triển sản xuất, thiết bị, đào tạo nhân lực… là cách Hương Thủy đang áp dụng để nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu trên địa bàn.

Thừa Thiên Huế: 7 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia3 bộ sản phẩm và 15 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Lò nung hiện đại giúp tranh pháp lam tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường

Sau thời gian đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giai đoạn từ năm 2016-2020, các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trên địa bàn TX. Hương Thủy có bước phát triển tương đối ổn định. Một số ngành nghề dần đi vào sản xuất tập trung, sản phẩm bước đầu mang tính hàng hóa, các DN, cơ sở đã quan tâm đến nhãn mác thương hiệu, đầu tư thiết bị công nghệ để cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm được nâng lên.

Cũng từ những đầu tư trên cùng việc luôn duy trì, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu hàng năm đã giúp các cơ sở, DN, HTX, hộ kinh doanh... thêm động lực nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.

“Năm 2021, Thừa Thiên Huế có 7 sản phẩm được vinh danh sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia, trong đó, TX. Hương Thủy góp mặt 3 sản phẩm, gồm: hương sạch Tân Nguyên, dầu tràm Kim Vui và bộ sản phẩm nhạc cụ truyền thống của Công ty TNHH MTV Nhạc cụ Tân Châu. Cũng trong năm 2021, 11/12 sản phẩm của Hương Thủy đạt chứng nhận bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh (dẫn đầu toàn tỉnh), đồng thời, có 7 sản phẩm được đề cử tham gia bình chọn cấp khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2022”, bà Phạm Thị Duy Hải – Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Hương Thủy thông tin.

Cũng trên cơ sở đó, Hương Thủy chọn ra các sản phẩm tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao để ưu tiên đầu tư phát triển thành sản phẩm chủ lực, bền vững, như: hương sạch Tân Nguyên, dầu tràm Kim Vui, tinh dầu Liên Minh Xanh, tranh pháp lam Cửu đỉnh và Thế Miếu...

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nhiều cơ sở CNNT trên địa bàn TX. Hương Thủy quy mô còn nhỏ lẻ, sản xuất đa phần mang tính thủ công, do vậy, sức cạnh tranh cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao.

Khắc phục hạn chế này, đồng thời đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có đầu tư phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu, Hương Thủy đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để đi vào thực chất, Hương Thủy một mặt chọn các sản phẩm đã được công nhận để hỗ trợ xây dựng các chương trình, đề án theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, chú trọng hơn việc xây dựng thương hiệu, mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ; tạo điều kiện tối đa để các cơ sở, doanh nghiệp... nắm bắt, tiếp cận cơ chế, chính sách của Nhà nước và của tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất CNNT… Mặt khác, sau khi được công nhận, các sản phẩm này được ưu tiên hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công và các nguồn khác để đầu tư phát triển sản xuất, thiết bị, đào tạo nhân lực…

Ông Nguyễn Phước Diễn – Giám đốc DNTN Vẽ tranh pháp lam Cung Đình (P. Thủy Phương) chia sẻ: “Hoàn thành một bức tranh pháp lam mất 4- 5 ngày cùng rất nhiều công đoạn, trong đó, chất liệu và công đoạn nung đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, do lò nung của DN đã lạc hậu, các công đoạn nung phải thực hiện thủ công nên chất lượng tranh không ổn định. Sau khi được hỗ trợ gần 50% kinh phí từ vốn khuyến công để mua lò nung hiện đại, cơ sở đã sản xuất tranh có số lượng lớn và chất lượng được nâng cao, giúp DN tiết giảm chi phí, góp phần giảm giá thành và đáp ứng nhu cầu của khách và xu thế thị trường”.

Bài, ảnh: THANH ĐOÀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
Chỉ thị sinh học cho nước thải công nghiệp

Chất lượng nước thải, đặc biệt là nước thải tại các nhà máy, cơ sở, sản xuất khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) là mối quan tâm của nhiều người. Nếu các yêu cầu từ đầu ra của nước thải không đạt quy chuẩn môi trường sẽ tác động đến sản xuất, sinh hoạt, đời sống của người dân.

Chỉ thị sinh học cho nước thải công nghiệp
Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng của Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) vừa mới sản xuất thành công từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh giao cho đơn vị. Loại tinh dầu này được đánh giá không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn tôn vinh giá trị văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô.

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top