ClockThứ Sáu, 25/01/2019 06:15

Xây dựng thương hiệu hương trầm Thủy Xuân

TTH - Có trên 40 cơ sở, doanh nghiệp (DN) sản xuất hương, trầm, tinh dầu trầm và các sản phẩm mỹ nghệ trầm hương, song đến nay làng nghề hương trầm Thủy Xuân (TP. Huế) vẫn chưa được công nhận nghề và làng nghề truyền thống và chưa đăng ký thương hiệu tập thể cho sản phẩm làng nghề.

Làm giàu từ nghề sản xuất hương, trầmƯớc vọng của một làng nghề

Nghề sản xuất hương trầm Thủy Xuân giải quyết việc làm cho khoảng 200 lao động tại địa phương

Là DN chuyên sản xuất các sản phẩm hương, trầm, tinh dầu trầm có mặt ở Huế hơn 30 năm, hiện mỗi năm Công ty TNHH MTV Kỳ Nam Anh cung ứng ra thị trường trên 10 tấn sản phẩm các loại, doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm cho 30 lao động.

Giám đốc công ty, bà Hồ Thị Lệ Trang cho biết, để sản xuất số lượng lớn và tiết giảm nhân công, DN đã đầu tư trên 2 tỷ đồng trang bị các loại máy phóng hương, máy in trầm và một số thiết bị chuyên dụng phục vụ sản xuất. Hiện, sản phẩm không chỉ cung ứng trong nước mà xuất khẩu sang các thị trường Pháp, Dubai, Nhật Bản…

“Để tiếp cận thị trường, DN đã đăng ký nhãn hiệu Diệm Huế, cung ứng sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước, song nếu sản phẩm làng nghề được đăng ký thương hiệu tập thể thì sản phẩm hương trầm Thủy Xuân sẽ được quảng bá rộng rãi và chắc chắn khách hàng sẽ biết nhiều hơn đến sản phẩm làng nghề”, bà Trang chia sẻ.

Tại cơ sở sản xuất hương trầm của bà Nguyễn Thị Loan ở đường Huyền Trân Công Chúa, không khí sản xuất, mua bán diễn ra khá nhộn nhịp khi hàng chục du khách trong và ngoài nước đến tham quan, xem thao diễn nghề và mua sản phẩm. Các sản phẩm hương trầm ở đây khá phong phú và đa dạng mẫu mã, như hương cây, hương cuộn, trầm nụ, tinh dầu trầm, tinh dầu đinh hương…

“Đến Huế, ngoài các tour du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh, thưởng thức ẩm thực thì tham quan làng nghề hương trầm luôn thu hút du khách. Mỗi lần đến đây, các du khách quốc tế mua khá nhiều sản phẩm hương trầm về làm quà tặng”, hướng dẫn viên du lịch, bà Nguyễn Thị Mai nói.

Qua nhiều năm hình thành và phát triển, hương trầm phường Thủy Xuân trở thành một nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô, xuất phát từ nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt là coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Làng nghề không chỉ cung cấp nguồn hương phục vụ cho đời sống tâm linh người dân Huế mà còn vươn ra các địa phương khác. Song, do các cơ sở sản xuất theo quy mô hộ gia đình, chưa có sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất nên không mặn mà trong việc tham gia hội nghề.

Để làng nghề phát triển bền vững, mới đây, chính quyền địa phương đã hình thành tổ liên kết hương trầm Thủy Xuân với 10 thành viên tham gia là hội viên Hội Phụ nữ tại tổ 13 khu vực 5. Đây là mô hình mới, thiết thực, gắn kết các chị em trong chi hội, thúc đẩy phát triển nghề hương trầm để phát triển kinh tế gia đình.

Tổ trưởng tổ liên kết hương trầm Thủy Xuân, bà Lê Thị Bích Thương thông tin, dù chưa kêu gọi được nhiều hộ dân tham gia, song tổ liên kết đã phát huy hiệu quả, giúp đỡ nhau trong việc phát triển kinh tế, gắn kết các thành viên để cùng nhau phát triển nghề. Cùng với tổ liên kết, tháng 11/2018, UBND phường Thủy Xuân đã thành lập hội nghề để có điều kiện phát triển, mở rộng làng nghề, xây dựng và quảng bá thương hiệu làng nghề đến với thị trường.

Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế, ông Đồng Sỹ Toàn cho rằng, dù tồn tại hàng trăm năm và là địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, song đến cuối năm 2018 mới thành lập hội nghề nên lâu nay làng nghề chưa đủ điều kiện để công nhận là nghề truyền thống và chưa thể đăng ký thương hiệu tập thể cho sản phẩm hương trầm Thủy Xuân. Đây chính là thiệt thòi của người dân làng nghề bởi lâu nay, làng nghề vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách phát triển nghề nên các cơ sở chủ yếu sản xuất thủ công, năng suất thấp và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều.

Sau khi thành lập Hội làng nghề hương trầm Thủy Xuân, UBND TP. Huế đang hướng dẫn hội hoàn tất các thủ tục đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu tập thể, đồng thời đề xuất Sở Nông nghiệp & PTNT công nhận nghề truyền thống để các cơ sở tiếp cận một số chính sách khuyến công, chương trình hỗ trợ phát triển nghề, mở rộng quy mô và quảng bá thương hiệu hương trầm Thủy Xuân, góp phần tạo ra địa chỉ tham quan du lịch trên địa bàn TP. Huế.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top