ClockThứ Bảy, 30/04/2022 17:46

Cứu hộ động vật quý hiếm qua đường dây nóng

TTH.VN - Ngay sau khi ra mắt, công bố đường dây nóng, ngành kiểm lâm đã cứu hộ thành công hai cá thể khỉ quý hiếm, nguy cấp ngày 30/4.

Cứu hộ, tái thả thành công nhiều động vật hoang dãCứu hộ thành công nhiều động vật quý hiếm

Nhận thức nâng cao

Hai cá thể khỉ quý hiếm do ông N.T.K trú tại Tổ Dân phố Chầm giao nộp

Nhận tin báo của người dân trú tại Tổ Dân phố Chầm, phường Hương Hồ (TP. Huế), cán bộ kiểm lâm Hạt Kiểm lâm (HKL) TP. Huế có mặt tại hiện trường, cứu hộ hai cá thể khỉ. Trong đó, một  cá thể khỉ đuôi lợn (tên khoa học Macaca leonina), giống đực, có trọng lượng 7 kg và một cá thể khỉ mặt đỏ (tên khoa học Macaca arctoides), giống cái, có trọng lượng 3 kg.

Cả hai cá thể khỉ được ông N.T.K trú tại Tổ Dân phố Chầm phát hiện sau vườn nhà, sau đó liên hệ cơ quan chức năng qua đường dây nóng để giao lại với nguyện vọng thả về môi trường tự nhiên. Các cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) này đều trong tình trạng sức khoẻ tốt, thuộc nhóm IIB động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần bảo vệ theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Ông N.T.K chia sẻ: “Thật sự tôi không biết các cá thể khỉ này là quý hiếm, nguy cấp nhưng biết đây là động vật rừng, ĐVHD cần phải bảo tồn, bảo vệ. Vì vậy tôi liền báo với HKL TP. Huế đến kiểm tra, tiếp nhận với mong muốn thả chúng về môi trường tự nhiên”.

HKL TP. Huế đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ để xác lập quyền sở hữu toàn dân và sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thả các cá thể nói trên về môi trường tự nhiên, dự kiến tại Khu Bảo tồn Sao La (A Lưới).

Như vậy tính từ đầu năm đến nay, HKL TP. Huế đã tiếp nhận 24 cá thể ĐVHD quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp. Trong đó có 7 cá thể nhóm IB (2 cá thể tê tê Java, 5 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung), 11 cá thể nhóm IIB (2 cá thể khỉ mặt đỏ, 4 cá thể khỉ đuôi lợn và 5 cá thể rùa đất Sê pôn), 2 cá thể thuộc phụ lục III Cites (2 rùa cổ sọc), 3 cá thể động vật rừng thông thường (ba ba thường) và 2 quả trứng rùa.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn cho hay, gần đây đơn vị  liên tục nhận được thông tin từ người dân phát hiện, tự nguyện giao nộp ĐVHD cho thấy, ý thức bảo tồn, bảo vệ ĐVHD  ngày càng nâng cao. Đây chính là sự hợp tác quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chức năng, cơ quan kiểm lâm trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ ĐVHD nói riêng và bảo vệ rừng nói chung. Con số 24 cá thể ĐVHD được tiếp nhận, cứu hộ thành công chỉ trong thời gian ngắn là chưa từng có từ trước đến nay.

Qua đường dây nóng...

Cán bộ kiểm lâm thả cá thể rùa quý hiếm về môi trường tự nhiên

Hiện còn một bộ phận nhỏ săn bắt ĐVHD, động vật rừng theo thời vụ… Điều này ảnh hưởng đến công tác bảo tồn các loài ĐVHD, đặc biệt là loài nguy cấp, quý hiếm. Thời gian qua, một bộ phận người dân phản ánh khi phát hiện những vi phạm về ĐVHD vẫn chưa biết báo cho ai, qua kênh thông tin nào. Hoặc hiện nay tỉnh đã tích hợp mục thông tin về các hành vi trái phép về ĐVHD trên trang thông tin Hue S của tỉnh, nhưng khi lực lượng chức năng cần thêm thông tin về vụ việc thì không có.

Ông Lê Ngọc Tuấn cho rằng, cần thiết phải có các hoạt động, chiến lược liên quan nhằm nâng cao nhận thức, hướng đến việc thay đổi hành vi của người dân, cộng đồng trên địa bàn tỉnh để nâng cao chất lượng tài nguyên rừng, bảo vệ ĐVHD. Từ đó, Chi cục Kiểm lâm xây dựng kế hoạch vận hành đường dây nóng tiếp nhận những vi phạm về ĐVHD trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và kêu gọi cộng đồng chung tay hành động để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hệ thống đường dây nóng sẽ tiếp nhận phản ánh vi phạm về ĐVHD của người dân, tổ chức, đơn vị… qua nhiều kênh liên lạc như điện thoại vào đầu số 0844773030; sử dụng các ứng dụng OTT: Zalo, Facebook (https://www.facebook.com/kiemlamthuathienhue );  Sử dụng App: “Hue-S”.

Thông qua đường dây nóng, nhân viên tiếp nhận thông tin từ người dân về địa điểm, thời gian, đối tượng vi phạm, hành vi, loài động vật, số lượng, phương tiện sử dụng... Thông tin tiếp nhận được chuyển cho trưởng các phòng chức năng của Chi cục Kiểm lâm để phân tích. Sau đó sẽ chuyển cho các bộ phận, đơn vị liên quan kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm. Kết quả xử lý của các bộ phận, đơn vị được thông báo cho nhân viên trực đường dây nóng để cập nhật dữ liệu và phản hồi cho người báo tin…

Bài, ảnh: Triều Quy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 9/11, Hạt Kiểm lâm TX. Hương Thủy phối hợp với Trường TH&THCS Dương Hòa (TX. Hương Thủy) tổ chức chương trình truyền thông với chủ đề Hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh nhà trường năm 2024.

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học
Tiếp nhận 2 cá thể động vật hoang dã quý, hiếm

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh ngày 6/11, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Vang tiếp nhận một cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung, từ ông Phạm Văn Huy ở xã Phú Mỹ (Phú Vang) tự nguyện giao nộp thông qua đường dây nóng.

Tiếp nhận 2 cá thể động vật hoang dã quý, hiếm
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

TIN MỚI

Đồ ăn chó Thức ăn khô cho chó
Return to top