ClockThứ Ba, 15/08/2023 07:43

Đa dạng sản phẩm từ sâm Bố Chính

TTH - Người dân A Lưới đang đa dạng hóa những sản phẩm từ cây sâm Bố Chính được trồng tại địa phương, nhằm phục vụ khách hàng và chủ động hơn trong đầu ra cho loại dược liệu này.

Hỗ trợ đảm bảo quyền lợi cho người trồng sâmThêm sinh kế từ trồng dược liệuSâm Bố Chính chết hàng loạt ở A Lưới

leftcenterrightdel
 Chị em phụ làm du lịch ở A Nôr học cách chế biến món ăn từ sâm Bố Chính

Vượt một chặng đường dài, đầu bếp Jane Nguyễn – người chuyên đào tạo nhân lực cho các nhà hàng, khách sạn đã có mặt tại xã Hồng Kim. Hai lớp học chế biến món ăn từ nguyên liệu sâm Bố Chính (SBC) diễn ra trong hai ngày tạo nên một không khí bếp núc sôi nổi cho các chị em làm du lịch địa phương.

Không chỉ quản lý các homestay trên địa bàn, nhóm chị em phụ trách ẩm thực của HTX du lịch cộng đồng A Nôr cũng hào hứng không kém. Đang vào mùa, việc thu hoạch hoa SBC diễn ra từ buổi sáng và được đưa vào sấy tại chỗ nhằm đảm bảo chất lượng dưỡng chất của hoa. Cách đồng SBC ở thôn A Tia 2, Hồng Kim cách suối A Nôr 10 phút chạy xe máy nên việc di chuyển khá thuận tiện.

Sau khi hướng dẫn việc phối trộn nguyên liệu, cách thức chế biến, có các món ăn mới từ SBC thông dụng được sáng tạo và chuyển giao gồm: A Nôr chiên, xôi sâm, sâm chiên giòn, rau các loại xào sâm, salad, chè sâm nha đam hạt chia.

Chị Hồ Thị Ngoi, thành viên HTX du lịch cộng đồng A Nôr cảm nhận: “Với mình, khó nhất là làm món A Nôr chiên vì món ăn này cần nhiều gia vị nêm nếm. Với khoai, bắp, bột sâm, bột chiên... món ăn bổ dưỡng này được lấy tên của con suối A Nôr để tạo ấn tượng cho thực khách nên mình cũng rất ưng bụng”.

Đầu bếp Jane Nguyễn chia sẻ: “Jane’s Kitchen HOUSE mong muốn lan tỏa cùng chia sẻ giá trị dinh dưỡng cây SBC đến cộng đồng thông qua chế biến nhiều món ăn ngon, và thức uống giàu vitamin từ hoa trà sâm tươi mát, súp đến các món chè tráng miệng hợp mùa”.

Sau khi kết thúc lớp học nấu ăn, hơn 20 chị em đảm nhận “bếp núc” vẫn giữ mối liên hệ với đầu bếp để nghe các góp ý và hoàn thiện món phục vụ thực khách. Hoàng Thanh Duy, Giám đốc HTX du lịch cộng đồng A Nôr cho biết: “Nhóm chị em ở HTX có 7 người học các món ăn từ SBC. Món triển khai nhanh nhất là các loại rau xào hoa sâm. Để đưa vào thực đơn phục vụ khách tắm suối và trải nghiệm còn phải thực hành thêm mới hoàn thiện”.

Việc đưa SBC vào món ăn giúp người làm du lịch chủ động hơn trong việc xây dựng thực đơn ẩm thực phong phú, dựa vào nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhằm phục vụ khách du lịch. Đồng thời, cũng tạo thói quen trong việc tiếp cận một nguồn dược liệu bản địa quen thuộc trong đời sống, kích thích sự sáng tạo trong chế biến thực phẩm cho người dân nơi đây.

Diện tích trồng SBC hiện tập trung nhiều ở thị trấn A Lưới, Quảng Nhâm, Sơn Thủy, Hồng Bắc… Cây giống, phân bón, quy trình, đầu ra dược liệu này được Công ty TNHH SBC Hoàng Gia tại Huế hỗ trợ, thu mua. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho củ và hoa loại sâm này đạt chất lượng cao. Ngoài sản phẩm nguyên liệu thô được công ty thu mua, một số hộ dân đã thử nghiệm làm rượu ngâm SBC, xà phòng và son organic từ hoa SBC. Tuy nhiên, để có những sản phẩm bài bản cần sự vào cuộc của các tổ chức, ban ngành. Thời gian gần đây, một số đơn vị lữ hành đang khảo sát nhằm đưa các đoàn khách đến thăm quy trình trồng sâm, trải nghiệm hái hoa, nấu trà… Đây cũng là hình thức dịch vụ góp phần gia tăng giá trị sản phẩm cho loài dược liệu đang được phát triển ở vùng đất phía Tây của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới thông tin: “Chính quyền địa phương đã vận động bà con thành lập các tổ hợp tác phát triển dược liệu. Bên cạnh đó cũng kết hợp với doanh nghiệp đảm bảo đầu ra, khuyến khích đa dạng hóa các sản phẩm từ SBC. Theo Chương trình mục tiêu quốc gia, UBND huyện chờ kết quả đấu thầu tuyển chọn ra một doanh nghiệp chủ trì liên kết nhằm mở rộng diện tích trồng dược liệu quý trên địa bàn. Những nỗ lực này nhằm thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân”.

Bài, ảnh: LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chậm triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo

“Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” và “Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp” là 2 dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững được thực hiện nhằm giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân, thực hiện các mô hình vẫn còn chậm, chưa nhiều.

Chậm triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo
Thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh

“Trải nghiệm sản phẩm tẩy rửa tự nhiên” là workshop do Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 22/6 với sự đồng hành của thương hiệu Myy Nature - Tinh hoa dược liệu Cố đô và Enzym sinh học Hoàng Anh.

Thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh
Xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh được triển khai từ năm 2018. Đến nay, toàn tỉnh có 76 sản phẩm được đánh giá, công nhận và phê duyệt kết quả chấm điểm theo tiêu chí sản phẩm OCOP.

Xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

TIN MỚI

Return to top