ClockThứ Năm, 30/09/2021 10:54

Đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, vận tải và lưu thông hàng hoá

TTH.VN - Đó là nội dụng đáng chú ý tại thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh về sản xuất và lưu thông hàng hóa, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo cân đối, cung cầu hàng hóa thiết yếu trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnhKhông để đứt gãy cung ứng hàng hóa thiết yếuChủ động đảm bảo cung cầu hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bànKhông kiểm tra xe chở hàng thiết yếu, lương thực phục vụ vùng có dịch COVID-19Không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất tiêu dùng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu không để xảy ra ùn tắc, gây cản trở lưu thông, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hoá

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, vận tải và lưu thông hàng hoá thuận lợi, an toàn trong mọi điều kiện, tình huống có thể xảy ra ở các cấp độ khác nhau (dịch bệnh, bão lũ).

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện phương án phân luồng, tổ chức giao thông; kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện, đảm bảo an toàn phòng chống dịch; không để xảy ra ùn tắc, gây cản trở lưu thông, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hoá. Chủ trì rà soát, tổng hợp thông tin phương tiện vận tải hàng hoá và hành đảm bảo điều kiện an toàn để trưng dụng, huy động, điều động thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các cơ quan, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 gắn với công tác phòng chống bão lũ, hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản, sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.

Sở Công thương chủ trì, chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tiếp nhận, tổng hợp thông tin, cụ thể hoá việc phân phối hàng hoá đến các khu vực, địa điểm có nhu cầu trên địa bàn toàn tỉnh; bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các địa phương, nhất là các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.  Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kịch bản để chủ động ứng phó khi có bão lũ, chia cắt dài ngày; đảm bảo an toàn phòng chống dịch đối với từng địa điểm tập kết, giao nhận, phân phối hàng hoá.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, tham mưu hoàn thiện các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác giám sát, quản lý, điều hành đối với hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hoá, giám sát tài xế và phụ xe; đảm bảo vận hành đồng bộ, thống nhất, đáp ứng yêu cầu cầu phòng, chống dịch COVID-19 của Ban chỉ đạo của tỉnh và của Quốc gia…

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

TIN MỚI

Return to top