ClockThứ Sáu, 17/09/2021 19:29

Đẩy mạnh chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

TTH.VN - Nội dung này được đưa ra thảo luận tại buổi làm việc trực tuyến giữa UBND TP. Huế với Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) – Việt Nam và các đơn vị liên quan diễn ra chiều 17/9. Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật chủ trì buổi họp.

Khởi động phân loại rác tại nguồnViệc làm thiết thực bảo vệ môi trường sống cho cả cộng đồngKhởi động lộ trình phân loại rác tại nguồn

Nhân viên Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn 

Theo đó, mục tiêu của chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt (PLCTRSH) tại nguồn nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển theo hướng “Đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, thân thiện với môi trường và thông minh”, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Qua đó, hướng dẫn tổ chức, cá nhân cách thức phân loại, lưu giữ và giao chất thải thu gom đúng quy định; mỗi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc phân loại rác thải sinh hoạt khi có phát sinh.

Chất thải sinh hoạt phải được phân loại ngay từ nguồn nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng, giảm nguy cơ phát tán chất thải nguy hại ra môi trường và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải sinh hoạt cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống. Chất thải sinh hoạt phải phân loại ngay từ nguồn đối với địa phương dự kiến cung cấp chất thải rắn sinh hoạt cho nhà máy đốt rác phát điện Phú Sơn sau này.

Trước đó, UBND TP. Huế đã ban hành các văn bản, kế hoạch về tổ chức, triển khai chương trình PLCTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố; tổ chức tập huấn, tuyên truyền…

Về dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam, với sự hỗ trợ của Tổ chức WWF-Nauy, WWF- Việt Nam đã lựa chọn TP. Huế là vùng nghiên cứu điển hình của dự án (DA). Mục tiêu chung đến năm 2024, Huế trở thành đô thị giảm nhựa với 70% chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý, đẩy mạnh thu hồi rác tái chế từ bãi chôn lấp; đến năm 2030, các dòng sông hệ sinh thái khu vực đất ngập nước và ven biển Huế sẽ được bảo vệ khỏi ô nhiễm rác thải nhựa. Thời gian dự kiến từ tháng 01/2021 - 12/2024, trong đó, giai đoạn 1 từ 01/2021 -12/2021 (khởi động DA), giai đoạn 2 từ 2022 - 2024 (triển khai thực hiện DA). Ngân sách DA là 23.664.872 Cu-ron Nauy (NOK) tương ứng với gần 65,4 tỷ đồng.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật đề nghị hai bên cần có kế hoạch cụ thể hơn nữa về nội dung, các công việc đặt ra. Từ đó, triển khai các chương trình, DA một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Để làm được điều đó, cần tạo sự đồng thuận cao để cả hệ thống chính trị, cộng đồng, người dân Huế cùng chung tay bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa, đảm bảo cảnh quan, môi trường sống... 

Tin, ảnh: Thanh Hương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

Chiều 22/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh
Phát triển toán học Việt Nam bền vững

Chiều 22/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban điều hành Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030.

Phát triển toán học Việt Nam bền vững

TIN MỚI

Return to top