ClockThứ Năm, 27/08/2015 17:54

Dậy thơm nước mắm làng Dừa

TTH - Từ một làng nghề chế biến nước mắm thô, người dân xã Hải Dương (Hương Trà) đã từng bước tạo thương hiệu nước mắm làng Dừa.

Vượt qua đồi cát trắng dưới cái nắng chang chang, tìm gặp bà Nguyễn Thị Minh, chủ cơ sở chế biến nước mắm Minh Đê tại xóm Mới, thôn Thai Dương Hạ Bắc, người đầu tiên đưa sản phẩm nước mắm làng Dừa Hải Dương đến các chợ ở TP Huế.

Mắm thính là một sản phẩm mà nhiều người tiêu dùng ưa chuộng
Ngồi trò chuyện giữa những lu chứa cá muối dậy mùi thơm đặc trưng của mắm, bà Minh vui vẻ cho biết, nghề nước mắm là một nghề truyền thống đã có từ lâu của người dân xã biển Hải Dương. Giống như bà, ngay từ nhỏ đã biết cách ủ cá để làm nước mắm từ bà ngoại dạy lại. Ngày xưa, thế hệ đi trước đã biết cách trộn cá với muối bỏ vào các lu chậu đậy kín, để có cá sử dụng vào ngày đánh bắt thủy sản trên biển không thuận lợi. Cũng từ đó, nghề làm nước mắm của làng ra đời, dù chỉ mới ở công đoạn làm thô nhưng đã nổi tiếng khắp vùng khi nhiều thương lái ở các xã Phong Hải, Điền Hải về mua.
Ông Lê Xuân Hướng, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Dương cho biết, năm 2012 làng nghề nước mắm xã Hải Dương đã đăng ký thương hiệu nước mắm làng Dừa. Hiện nay, trên địa bàn xã hiện có 45 hộ đang làm nghề chế biến nước mắm với nhiều loại mắm khác nhau. Mỗi năm làng nghề nước mắm xã cung cấp ra thị trường từ 250 – 300 tấn nước mắm các loại.
Nghề chế biến nước mắm cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, từ khâu chọn nguyên liệu, ủ muối cá cho đến khi sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng. Thông thường, thời gian ủ muối cá phải mất đến 6 tháng, mới có nước mắm ngon. Chính vì vậy, người làm và chế biến nước mắm phải yêu nghề, có tâm huyết với nghề truyền thống này mới làm được. Bà Minh cho hay.
Tại Hải Dương, nguồn nguyên liệu chế biến nước mắm đều sẵn có. Nguồn cá dồi dào khi ngư dân thường xuyên ra khơi đánh bắt vào bán lại, chưa kể đến nguồn thủy sản đánh bắt được trên phá Tam Giang. Bên cạnh đó, dưa, muối, ớt phục vụ việc làm mắm cũng được nhiều người dân trồng.
Cũng chính nguồn nguyên liệu dồi dào, đa dạng mà mắm làng Dừa cũng đa dạng, phong phú về chủng loại. Ngoài các loại nước mắm thông dụng làm từ các loại cá ngừ, cá sơn, cá rò, người dân ở đây còn làm thêm mắm ruốc, mắm thính, mắm dưa. Hơn 40 năm theo nghề làm nước mắm, bà Minh khẳng định, cá đã ướp đá vào rồi thì không bao giờ làm được nước mắm ngon.
Để sản phẩm truyền thống của địa phương phát huy giá trị vươn ra trở thành một thương hiệu có tiếng, những người làm nghề chế biến nước mắm tại xã Hải Dương đã cùng nhau xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ chung với tên gọi nước mắm làng Dừa.
Lúc trước nước mắm làng Dừa chỉ cung cấp cho người trong làng, trong xã sử dụng. Nhưng ba năm trở lại đây, nước mắm làng Dừa được nhiều người biết đến hơn khi đăng ký thương hiệu sản phẩm và tham gia trưng bày gian hàng tại các kỳ Festival. Bên cạnh đó, nhiều du khách khi về xem lễ hội cầu ngư đã mua nước mắm lên sử dụng và quay trở lại mua mắm mỗi lần ghé thăm Hải Dương.
Không chỉ tiêu thụ tại các chợ Bao Vinh, An Cựu, Quảng Thành mà nước mắm làng Dừa còn được xuất ngoại sang Mỹ, sang Úc.
Bà Minh cho biết, đến mùa mắm cá rò, nhiều Việt Kiều ở Mỹ, Úc khi quay trở về thăm quê hương đã mua mắm đóng gói mang sang nước bạn sử dụng. Nhiều gia đình có người thân ở Mỹ, cũng hay mua mắm đóng gói gửi sang người thân sử dụng, làm quà biếu. Ngoài ra, nhiều người dân ở tận Quảng Bình cũng tìm về ngay tại cơ sở mua nước mắm ruốc, mắm cá mang ra Quảng Bình sử dụng và kinh doanh.
Võ Ngọc Thạnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Kiến nghị dừng dự án phục hồi rạn san hô

Do dự án mới, có tính đặc thù, các định mức kinh tế kỹ thuật chưa có, UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc Dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tỉnh (gọi tắt DA phục hồi rạn san hô).

Kiến nghị dừng dự án phục hồi rạn san hô
Cưỡng chế thu hồi đất ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương

Sáng 18/11, tại nút giao Bùi Thị Xuân với cầu vượt Nguyễn Hoàng, phường Phường Đúc (TP. Huế), Ban thực hiện cưỡng chế TP. Huế tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, phá dỡ nhà ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án (DA) đầu tư, xây dựng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương.

Cưỡng chế thu hồi đất ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương

TIN MỚI

Return to top