ClockThứ Năm, 24/01/2019 07:15

Để hàng Việt được tin dùng

TTH - Không chỉ dừng lại ở việc vận động người tiêu dùng (NTD) “ưu tiên”, để sản phẩm Việt, sản phẩm địa phương ngày càng được tin dùng cần có sự kết nối, tham gia giữa nhà sản xuất kinh doanh (SXKD), người tiêu dùng và nhà quản lý.

Thị trường Tết: Hàng Việt chiếm ưu thế bằng chất lượng và mẫu mãHàng Việt cần tăng chất lượng để tăng cơ hội xuất khẩu chính ngạch

Sản phẩm mỹ nghệ, đặc sản của địa phương được xúc tiến quảng bá để đưa ra các thị trường lớn

Nâng giá trị sản phẩm địa phương

 Nếu chỉ kêu gọi, vận động "suông" mà không tạo dựng sản phẩm uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý từ nhà sản xuất để đáp ứng nhu cầu thực tế của NTD thì thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng Việt, trong đó kể cả sản phẩm địa phương sẽ bị chia phần, thậm chí dễ bị lép vế khi cạnh tranh.

Tại cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh (gọi tắt CVĐ) năm 2018, ông Nguyễn Nam Tiến, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo CVĐ tỉnh chỉ ra rằng, công tác tổ chức sản xuất trên địa bàn còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, nên cần kết nối giữa nhà quản lý, doanh nghiệp (DN) và người sản xuất.

Thực tế vẫn còn tình trạng "được mùa mất giá", "khan hàng đắt giá" khi trái vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chế biến hàng nông đặc sản ở một số địa phương trong tỉnh.

Tồn tại này đang được khắc phục bằng cách xây dựng các mô hình sản xuất, cung ứng lượng hàng tập trung để đáp ứng ổn định, đủ số lượng cho đối tác như các nhà phân phối, siêu thị... Hội phụ nữ đang hỗ trợ chị em khởi nghiệp sáng tạo trong sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm thông qua lựa chọn đầu tư một số sản phẩm để hình thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Trong đó, chuối già lùn ở A Lưới là một sản phẩm điển hình đã được thực hiện khá thành công, được đưa vào chuỗi hệ thống hơn 20 siêu thị của Big C. Gạo hữu cơ, thịt lợn hữu cơ của nhiều vùng sản xuất tập trung và không tập trung trên địa bàn tỉnh được  DN Quế Lâm phân phối.

Hàng Việt vẫn là lựa chọn ưu tiên của nhiều người tiêu dùng

Cuối năm 2018, Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm và Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt được Sở Công thương hỗ trợ xây dựng thêm các điểm bán hàng "Tự hào hàng Việt Nam" tại đường Đặng Thái Thân và Trường Chinh (TP. Huế). Tại cửa hàng Nông sản hữu cơ & Thực phẩm an toàn Quế Lâm và cửa hàng hữu cơ Huế Việt kinh doanh các mặt hàng nông sản thực phẩm như gạo, thịt, rau củ quả các loại, nhu yếu phẩm hàng ngày như nước mắm, mắm, dầu lạc, mè... do các cơ sở sản xuất trên địa bàn cung ứng hoặc nhập từ các cơ sở, vùng sản xuất trong nước.

Tương tự, các cửa hàng kinh doanh sản phẩm địa phương của phụ nữ, nông dân, tư thương... mở bán tại nhiều điểm trên địa bàn TP. Huế đã được NTD lựa chọn. Không chỉ dừng lại ở kênh trung gian là trao đổi thu mua, phân phối, một số DN, HTX, tổ chức hội đoàn thể đã bắt tay liên kết với người sản xuất xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm nông sản hữu cơ, sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn thực phẩm.

Mở rộng đối tượng và thị trường

Ông Phạm Văn Trai, Phó Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương cho rằng, trước đây chúng ta tập trung lấy NTD làm trung tâm để đẩy mạnh lựa chọn tiêu dùng hàng Việt. Nhưng đến giai đoạn này, trong khi nhiều nhà sản xuất chưa tiếp cận, chưa nắm bắt được CVĐ, nên cần mở rộng liên kết với đối tượng này. Nhà kinh doanh, quản lý  cần chung tay tham gia để cùng kiểm soát chặt chất lượng sản phẩm, tránh hàng giả, hàng nhái, hàng tồn kho, kém chất lượng tung ra thị trường, gây mất lòng tin NTD. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu, ngăn chặn hàng nhập lậu không đảm bảo chất lượng, hàng nhái để đảm bảo quyền lợi NTD và cơ sở SXKD trong nước.

Nhiều cơ sở sản xuất hàng đặc sản Thừa Thiên Huế như rau an toàn Hoá Châu, mây tre đan Bao La, rau má Quảng Thọ (Quảng Điền), thanh trà Thủy Biều, nón lá Thủy Thanh... đã được tạo điều kiện mở rộng thị trường. Nhưng sản phẩm chưa thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của NTD một phần do yếu tố khách quan về mùa vụ, mặt khác do mẫu mã chưa bắt mắt, chưa phù hợp xu hướng tiêu dùng, giá chưa hấp dẫn.

Những năm gần đây, để sản phẩm địa phương không chỉ quanh quẩn tiêu thụ khu vực nội địa, về nông thôn, lên miền núi..., nhiều DN đã tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm vươn ra các tỉnh, thành, các nước láng giềng. Các loại thủy sản chế biến như mắm, ruốc của DN Tấn Lộc, tinh dầu Hoa Nén, tinh dầu Kim Vui, mè xửng Thiên Hương, trà Cung Đình, gia vị bún bò Huế, áo dài Chi Silk... là những điển hình khi đã đưa sản phẩm đến thị trường Lào, Thái Lan, Campuchia, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, An Giang...

Đây cũng là tín hiệu khả quan trong kế hoạch thực hiện đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ giai đoạn 2017-2020 của tỉnh là phấn đấu đến năm 2020, tăng thị phần hàng Việt có thế mạnh chiếm trên 80% tại các kênh phân phối; 100% các huyện, thị xã, thành phố có những điểm bán hàng "Tự hào hàng Việt Nam", tạo cơ hội cho DN sản xuất giới thiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường và cung cấp những mặt hàng thiết yếu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Xóa sổ “lãng phí thực phẩm”: Chuyện không của riêng ai

Cộng đồng toàn cầu đã công nhận “lãng phí thực phẩm” là một vấn đề quan trọng, được đưa vào Mục tiêu phát triển bền vững 12 (SDG12) về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mục tiêu của SDG12 là giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm toàn cầu ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng vào năm 2030.

Xóa sổ “lãng phí thực phẩm” Chuyện không của riêng ai
Để tăng lương, không tăng lo

Điệp khúc “lương chưa tăng, giá đã tăng” tiếp tục đặt ra những thách thức, đòi hỏi phải có giải pháp bình ổn, điều hành giá, sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân… để người được thụ hưởng yên tâm, mức lương mới sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Để tăng lương, không tăng lo
Return to top