ClockThứ Ba, 19/12/2023 20:03

Dịch lở mồm long móng diễn biến phức tạp trên địa bàn huyện A Lưới

TTH.VN - Thông tin từ Trạm Chăn nuôi và Thú y (CNTY) huyện A Lưới, dịch lở mồm long móng (LMLM) đã xảy ra và diễn biến khá phức tạp trên địa bàn huyện A Lưới.

Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầmỨng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầmSắp thực hiện vệ sinh, khử trùng phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm đợt 1/2023Tập trung phòng chống dịch bệnh, đảm bảo chống rét cho gia súc, gia cầm dịp tếtThủ tướng chỉ thị quyết liệt phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Một đàn bò đang được kiểm soát dịch bệnh  

Theo đó, tính đến ngày 19/12, trên địa bàn huyện A Lưới có 112 con trâu, bò mắc bệnh LMLM của 51 hộ chăn nuôi tại 7 xã: Hồng Thượng, Lâm Đớt, A Roàng, Hồng Bắc, Trung Sơn, Hồng Vân, Hồng Thủy.

Bà Trịnh Thị Thanh, Trạm trưởng Trạm CNTY huyện A Lưới xác nhận, nguyên nhân dịch bệnh LMLM xảy ra trên địa bàn huyện chủ yếu là do gia súc của một số hộ dân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM. Hoặc gia súc đã tiêm vắc xin phòng bệnh nhưng hết thời hạn miễn dịch, kết hợp với thời tiết thay đổi, diễn biến phức tạp làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện để mầm bệnh phát triển gây bệnh và lây lan.

Sau khi phát hiện dịch LMLM trên đàn gia súc, Trạm CNTY huyện A Lưới phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và UBND các xã phân công nhân viên thú y và các ban ngành liên quan tổ chức thực hiện áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp cấp bách để phòng chống dịch.

Trong đó, huyện tăng cường tuyên truyền, vận động và triển khai ký cam kết với các hộ chăn nuôi có gia súc mắc bệnh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Người dân được ký cam kết, nghiêm cấm không giết mổ, bán chạy gia súc mắc bệnh. Đồng thời, tiến hành khoanh vùng dịch, cách ly, triển khai tiêm vắc xin bao vây, tiêu độc khử trùng, cấp phát tờ rơi về phòng chống bệnh, hướng dẫn cách thức điều trị các triệu chứng bệnh cho hộ dân...

Kết quả đến ngày 19/12, toàn huyện thực hiện tiêm phòng vắc xin LMLM cho 8.200 con trâu, bò với 11.000 liều, đạt 75%. Trong đó, riêng 7 xã có dịch tiêm vắc xin cho 4.475 với 6.700 liều vắc xin và được cấp phát 610 lít hóa chất, 1.000 tờ rơi về hướng dẫn kỹ thuật phòng chống bệnh LMLM cho các hộ dân.

Lực lượng CNTY tổ chức tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường nhằm tiêu diệt mầm bệnh, góp phần hạn chế dịch bệnh phát triển và lây lan trong quần thể vật nuôi.

Một người dân A Lưới chăm sóc bò  

Sau một thời gian triển khai khống chế, hướng dẫn phương pháp xử lý vết thương, kỹ thuật điều trị triệu chứng của bệnh cho người dân, đến thời điểm hiện tại (chiều 19/12), trên địa bàn huyện A Lưới hiện còn 10 con mắc bệnh LMLM và đang được kiểm soát chặt chẽ, khoanh vùng để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, dịch LMLM vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường nên không thể chủ quan, lơ là.

Theo bà Trịnh Thị Thanh, thời gian đến, Trạm CNTY huyện A Lưới hướng dẫn các hộ dân tiếp tục nuôi cách ly và theo dõi tại chuồng số gia súc đang còn mắc bệnh. Lực lượng thú y cơ sở tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh bao vây cho toàn bộ đàn trâu, bò trên địa bàn các xã có gia súc mắc bệnh và các xã lân cận. Mục tiêu nhằm tạo miễn dịch cho đàn gia súc để chủ động phòng chống dịch, phấn đấu tiêm đạt 90 - 95% số trâu, bò trong diện tiêm.

Trạm CNTY huyện phối hợp với UBND các xã có dịch tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật phòng chống bệnh LMLM cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Đồng thời, hướng dẫn phương pháp xử lý vết thương, kỹ thuật điều trị triệu chứng của bệnh cho các hộ chăn nuôi có gia súc mắc bệnh chủ động thực hiện…

Ngành nông nghiệp tiếp tục cấp phát hóa chất, phối hợp với UBND các xã triển khai và thực hiện tiêu độc khử trùng môi trường; thành lập các tổ phun tiêu độc khử trùng tại khu vực chăn nuôi, trong đó chú trọng các hộ có dịch, khu vực giáp ranh với ổ dịch, những nơi có ổ dịch cũ, nơi chôn lấp, tiêu hủy động vật, các vùng có nguy cơ cao... Từ đó hướng đến tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn mầm bệnh phát triển và lây lan trong quần thể vật nuôi.

Bà Thanh cũng nêu những khó khăn, vướng mắc lớn trong công tác phòng chống dịch LMLM hiện nay là nhận thức về tiêm vắc xin phòng dịch của người dân còn thấp. Nhiều hộ dân chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng chống dịch cho đàn vật nuôi nên hiệu quả phòng chống dịch bệnh chưa cao.

Trình độ chăn nuôi của người dân còn thấp, điều kiện chuồng trại không đảm bảo là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Phương thức chăn nuôi của một số hộ dân vẫn dựa vào thả rông là chính nên khó khăn trong việc nhốt giữ gia súc để thực hiện tiêm phòng cũng như cách ly, theo dõi và điều trị khi có dịch bệnh xảy ra.

Một số hộ chăn nuôi còn thiếu ý thức, vẫn chăn thả gia súc mắc bệnh trên các bãi chăn gần nhà. Đây là nguyên nhân làm dịch lây lan, ảnh hưởng đến công tác kiểm soát, khống chế dịch LMLM trên địa bàn. Công tác tuyên truyền, vận động tại các địa phương chưa thực sự tốt nên tỷ lệ tiêm phòng vắc xin LMLM trong thời gian vừa qua còn thấp.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục CNTY tỉnh thông tin, hiện nay, ngành CNTY đang tổ chức kiểm soát chặt chẽ, khoanh vùng dịch và triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch LMLM tại huyện A Lưới và trên địa bàn tỉnh nói chung. Tính đến chiều 19/12, ngoài huyện A Lưới, các địa phương khác trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra dịch bệnh LMLM.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Nỗ lực xóa hết hộ nghèo

Sau khi triển khai rà soát hộ nghèo vào cuối năm 2023, phường Phường Đúc (TP. Huế) còn 2 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,07%. Thực hiện mục tiêu "sạch" hộ nghèo, từ đầu năm đến nay chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững (GNBV). Đến cuối tháng 11/2024, Phường Đúc trở thành địa phương không có hộ nghèo của thành phố.

Nỗ lực xóa hết hộ nghèo
Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

TIN MỚI

Return to top