ClockThứ Bảy, 31/10/2020 10:12

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương

TTH.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1691/QĐ-TTg điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nước giai đoạn 2016-2020; năm 2018, 2019 đã được kéo dài sang năm 2020 và năm 2020 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Phải có chế tài mạnh mẽ trong giải ngân vốn đầu tư từ nguồn vốn ODATiếp tục bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách

Cụ thể, Thủ tướng quyết định điều chỉnh giảm 712,062 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 của các dự án đã được giao kế hoạch đầu tư trung hạn, đồng thời điều chỉnh tăng 866,401 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 cho các dự án trong nội bộ của các Bộ: Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Khánh Hòa.

Điều chỉnh tăng 293 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 từ nguồn dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương tại bộ, cơ quan trung ương và địa phương cho các dự án của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh: Điện Biên, Bến Tre, An Giang và Cà Mau.

Bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 là 667,182 tỷ đồng cho Bộ Tài chính và 7 địa phương Cao Bằng, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Phước, Tiền Giang.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2018, 2019 đã được kéo dài sang năm 2020 là 306.229,769 triệu đồng cho các dự án của Bộ Tư pháp, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, các địa phương: Hà Giang, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Cà Mau.

Điều chỉnh giảm 441,857 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 đã giao tại Quyết định số 1706/QĐ-TTg ngày 29/11/2019 của các bộ, cơ quan trung ương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 328 tỷ đồng, Văn phòng Chính phủ 10 tỷ đồng, Văn phòng Trung ương Đảng 52 tỷ đồng, Ủy ban Dân tộc 50,257 tỷ đồng và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 1,6 tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh tăng 441,857 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương trong nước năm 2020 cho các địa phương: Phú Thọ 39 tỷ đồng, Điện Biên 30 tỷ đồng, Nghệ An 115 tỷ đồng, Hà Tĩnh 46,6 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 50 tỷ đồng, Gia Lai 38,257 tỷ đồng, Bến Tre 30 tỷ đồng, An Giang 30 tỷ đồng, Bình Phước 40 tỷ đồng, Tiền Giang 12 tỷ đồng và Cà Mau 20 tỷ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra và các cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục và mức vốn điều chỉnh, bổ sung của từng dự án, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, danh mục và mức vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 và năm 2020 được giao, điều chỉnh trên, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thông báo cho các đơn vị danh mục và mức vốn từng dự án gửi báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 15/11/2020; chịu trách nhiệm phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 được bổ sung cho các dự án đảm bảo đúng quy định Luật Đầu tư công và các Nghị định hướng dẫn.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ máy, nhân sự TP. Huế trực thuộc Trung ương:
Tâm thế cho vận hội mới - Bài 2: “Nắng mới” từ con người

Bộ máy, đơn vị hành chính đã ổn định, nhưng để “vận hành” bộ máy hoạt động mang lại hiệu quả cao vẫn là yếu tố con người. “Nắng mới” bắt đầu bằng chính những bước chuyển mới trong tư duy, lối nghĩ và hành động mới của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém… vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp”.

Tâm thế cho vận hội mới - Bài 2  “Nắng mới” từ con người

TIN MỚI

Return to top