ClockThứ Bảy, 12/10/2019 09:37

Điều kiện nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định quy định việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.

Nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụngPhổ biến quy định dán nhãn hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin

Quyết định này quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.

Trong đó, Quyết định quy định tiêu chí, điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học; tiêu chí, điều kiện để thực hiện  hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.

Cụ thể, tiêu chí, điều kiện chung đối với hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được phép nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc để thực hiện hoạt động gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài: Hàng hóa nhập khẩu chỉ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc gia công của thương nhân; không được phục vụ mục đích bán, biếu, tặng; hàng hóa nhập khẩu không được gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tiêu chí, điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học là: Hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chí, điều kiện chung quy định nêu trên; hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của đề án, dự án nghiên cứu khoa học đã được phê duyệt; hàng hóa nhập khẩu được thuê hoặc mua hoặc mượn từ đối tác nước ngoài có các tính chất, đặc điểm mang tính riêng biệt, chuyên dùng mà sản phẩm hàng hóa bán ở thị trường trong nước không thay thế được.

Tiêu chí, điều kiện thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa cho thương nhân nước ngoài:

- Hàng hóa nhập khẩu để gia công phải đáp ứng tiêu chí, điều kiện chung quy định nêu trên (1).

- Phải có phương án, biện pháp bảo đảm quá trình thực hiện hoạt động gia công sửa chữa không gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (2).

- Có cơ sở, nhà máy sản xuất; hệ thống dây chuyền, thiết bị thực hiện hoạt động gia công sửa chữa phù hợp với quy trình sản xuất của từng loại sản phẩm; có phương án bảo đảm nhân lực đáp ứng quy mô sản xuất (3).

- Ngoài việc bảo đảm tuân thủ cá điều kiện (1), (2), (3) nêu trên, hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu phải thực hiện theo các quy định về gia công hàng hóa thông thường quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ của thương nhân

Thương nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thương nhân thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Quyết định này.

Thương nhân chịu trách nhiệm về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Thương nhân nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học phải tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật sau 3 tháng kể từ ngày kết thúc quá trình nghiên cứu khoa học.

Thương nhân thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa phải tái xuất toàn bộ sản phẩm ra nước ngoài sau quá trình gia công sửa chữa, không được phép tiêu thụ tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành về gia công hàng hóa.

Các thương nhân đã được cấp phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và cấp phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật trước 9/10/2019 được tiếp tục thực hiện theo các nội dung và thời hạn hiệu lực trong văn bản cấp phép.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp

Ngày 9/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức diễn đàn "Trí thức trẻ khởi nghiệp" với chủ đề "Nơi hội tụ ý tưởng và cơ hội mới". Hơn 100 đoàn viên thanh niên, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia diễn đàn.

Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp
Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21

Trong 2 ngày 25 - 26/10, Trường đại học Y Dược, Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học thường niên Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam lần thứ 21 (VOA 2024) với chủ đề “Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21”.

Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21

TIN MỚI

Return to top