ClockThứ Tư, 30/11/2022 17:29

Định hướng hành động kinh tế tuần hoàn tại địa phương

TTH.VN - Đó là chủ đề hội thảo do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức chiều 30/11 nhằm định hướng rõ hơn việc triển khai kế hoạch hành động tại địa phương về thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH).

Chia sẻ của Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường về đề xuất kế hoạch hành động quốc gia về phát triển KTTH

Hội thảo có sự tham dự của Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh; lãnh đạo Viện Chính sách kinh tế môi trường; Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường thuộc Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường; đại diện Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị, thành phố.

Tại hội thảo, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP Việt Nam ông Patrick Haverman đánh giá cao UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc khởi động xây dựng và phát triển mạng lưới KTTH.

Đại diện UNDP Việt Nam cũng chia sẻ các khuyến nghị thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn phù hợp với Việt Nam, qua đó, UNDP sẽ đồng hành, hỗ trợ thúc đẩy tính bền vững trên nhiều khía cạnh khác nhau của các tỉnh, thành. Đồng thời, theo ông Patrick Haverman, để phát triển mạng lưới KTTH, sự phối hợp là yếu tố cốt lõi vì việc thực hiện KTTH cần nhiều yếu tố, quá trình chuyển đổi sang KTTH sẽ mang tính bao trùm và thu được lợi ích.

“KTTH là nền kinh tế cho Thừa Thiên Huế và cả nước, nó là quá trình chuyển đổi kinh tế nhằm duy trì và tái tạo phù hợp tự nhiên”, ông Patrick Haverman nói.

Chuyển dịch sang KTTH, hướng tới một nền kinh tế không phát thải, trung tính carbon vào năm 2050 là tham vọng toàn cầu nhằm dịch chuyển các ngành công nghiệp và chuỗi giá trị toàn cầu trong 25- 30 năm, bằng khoảng thời gian của một thế hệ hôm nay vì sự phát triển bền vững của thế hệ mai sau.

Trao đổi nhằm xây dựng và phát triển mạng lưới kinh tế tuần hoàn tại Huế của các đại biểu tại hội thảo

Cuối tháng 6/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Hội nghị khởi động xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn” và chính thức khai trương “Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Việt Nam”.

Tại Thừa Thiên Huế, việc xây dựng và phát triển mạng lưới KTTH đang được UBND tỉnh rất quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Viện nghiên cứu phát triển tỉnh cũng đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm xây dựng và phát triển mạng lưới KTTH tại Huế như: Chương trình Tăng cường năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022, gồm các khoá đào tạo bootcamp, chương trình cố vấn chuyên sâu... được triển khai bởi UNDP tại Việt Nam.

Hội thảo cũng nghe các tham luận đề xuất kế hoạch hành động quốc gia về phát triển KTTH của TS. Nguyễn Thế Thông - Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường; kế hoạch hỗ trợ và thúc đẩy phát triển KTTH tại quốc gia và địa phương của bà Morgane Rivoal - Trưởng nhóm đổi mới sáng tạo, khí hậu và kinh tế tuần hoàn tại UNDP châu Á Thái Bình Dương; Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh có bài trình bày về “Đề xuất kế hoạch hành động tại địa phương về phát triển KTTH” và ông Jelmer Hoogzaad - chuyên gia quốc tế về KTTH, Trưởng nhóm Nghiên cứu Dòng vật liệu hướng đến KTTH chia sẻ về Khung nghiên cứu về dòng vật liệu hướng đến KTTH tại Huế (metabolic study).

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận những thông tin về chính sách, định hướng, kế hoạch hành động để thực hiện triển khai xây dựng mô hình KTTH tầm quốc gia và góc nhìn của địa phương; việc áp dụng các mô hình, lộ trình, định hướng phù hợp để thúc đẩy xây dựng được mô hình KTTH, qua đó, góp phần giúp cho định hướng xây dựng mô hình KTTH sẽ được triển khai thuận lợi hơn.

 Bài, ảnh: LIÊN MINH

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau hành động, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Sáng 19/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà và Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng nhau hành động, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình chuyển đổi số quốc gia
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Nỗ lực hành động bảo đảm an ninh nguồn nước

Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự gia tăng của dân số và nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất, đời sống, trong khi việc sử dụng, quản lý nguồn nước và xử lý ô nhiễm chưa được xử lý tốt. Điều này đặt ra cho Việt Nam những thách thức không nhỏ, cần có tư duy, tầm nhìn và hành động để đem lại hiệu quả trong bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập.

Nỗ lực hành động bảo đảm an ninh nguồn nước
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Return to top