Thế giới

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

ClockThứ Sáu, 15/11/2024 06:11
TTH - Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

 Chủ tịch ABAC Julia Torreblanca phát biểu trong hội nghị ở Peru. Ảnh: APEC

“Trong khi nền kinh tế toàn cầu vẫn kiên cường, các nền kinh tế APEC đang phải vật lộn với tình trạng lạm phát dai dẳng, chênh lệch kinh tế, lãi suất cao và nhu cầu cấp thiết phải tăng đầu tư cho một tương lai xanh, chống chịu được với khí hậu… Theo đó, các khuyến nghị của chúng tôi nhằm giúp APEC phản ứng nhanh chóng với những thách thức này, tạo cơ hội cho người dân và doanh nghiệp trên khắp khu vực”, Chủ tịch ABAC Julia Torreblanca cho biết.

Cụ thể, ABAC thúc giục APEC ưu tiên nhu cầu của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ và doanh nhân bản địa lãnh đạo. Hội đồng cũng đề xuất các chính sách thúc đẩy số hóa và cung cấp quyền tiếp cận tài chính công bằng, trong đó có việc rót vốn đầu tư mạo hiểm cho các doanh nhân nữ. Theo ABAC, các công cụ số hóa là chìa khóa để tích hợp thêm nhiều doanh nghiệp vào mạng lưới các biện pháp bảo vệ, đồng thời giúp nắm bắt cơ hội từ nền kinh tế chính thức và kết nối MSME với chuỗi giá trị toàn cầu, mang đến những cơ hội tốt hơn cho người dân.

Trong bối cảnh quá trình chuyển đổi số ngày càng tác động đến cuộc sống hàng ngày, ABAC đã ban hành một tuyên bố độc lập nêu bật năm xu hướng mới nổi của nền kinh tế số và kêu gọi các Bộ trưởng APEC thực hiện các ưu tiên này, song song với việc hành động khẩn trương và hợp tác chặt chẽ với nhau để xây dựng một nền kinh tế số có lợi cho tất cả mọi người dân.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ APEC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top