ClockThứ Hai, 12/12/2022 06:35

Doanh nghiệp cần có lộ trình khi chuyển đổi số

TTH - “Các doanh nghiệp (DN) muốn chuyển đổi số có hiệu quả phải biết mình đang ở đâu, đã có gì về hạ tầng, dữ liệu và nhân sự cũng như những điểm mạnh yếu. Từ đó, DN sẽ biết phải làm thế nào để hiệu quả nhất, đỡ tốn kém nhất, bởi chuyển đổi số là một hành trình dài”.

Nền tảng Hue-S đạt Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022Internet là thành tố quan trọng của chuyển đổi số tại Việt NamHueCIT, HueDITA hỗ trợ, tư vấn chuyển đổi số trong trường học

Các doanh nghiệp thực hành bán hàng trực tuyến

Doanh thu tăng nhờ số hóa

Manh nha chuyển đổi số từ năm 2017, Công ty CP Hai Rê, chuyên cung cấp, phân phối linh kiện, phụ tùng xe máy, xe ô tô được xem là một trong những DN đi đầu trong áp dụng có hiệu quả các phần mềm điện tử. “Nếu trước đây, hoàn thành một đơn hàng phải mất 30 phút, nay chỉ mất 3 phút, chưa kể nhờ có các phần mềm điện tử, dù ở đâu tôi cũng có thể điều hành và theo dõi được toàn bộ quy trình hoạt động của công ty”, anh Trần Như Tuệ, Giám đốc Công ty CP Hai Rê chia sẻ.

Đây cũng là lợi thế giúp Công ty CP Hai Rê cạnh tranh thị trường. Rút ngắn, tiết kiệm được thời gian không cần thiết, đội ngũ nhân sự của công ty thời gian tiếp cận khách hàng, mở rộng khách hàng. CEO Trần Như Tuệ cho biết, từ khi áp dụng phần mềm công nghệ vào vận hành, doanh thu công ty mang về tăng hơn 60% so với trước, quan trọng hơn xây dựng được đội ngũ nhân sự làm việc chuyên nghiệp, hiện đại.

Từ mô hình bán lẻ trực tiếp, không lâu sau, toàn bộ các sản phẩm của Công ty Liên Minh Xanh đã xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử, những kênh tương tác hiệu quả trên mạng xã hội và nền tảng kinh doanh trực tuyến. Qua đó, khách hàng chỉ cần gọi điện hoặc thao tác trên máy tính/điện thoại là dễ dàng nhận hàng tận nơi.

Ông Hồ Đăng Nguyên, đại diện Công ty Liên Minh Xanh chia sẻ, thành lập năm 2016, công ty tập trung kinh doanh chủ yếu theo cách thức truyền thống. Tuy nhiên trong 2 năm diễn ra dịch bệnh, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, công ty mới bắt đầu mày mò tìm hiểu và áp dụng bán hàng bằng công nghệ số.

“Chúng tôi xây dựng hình ảnh, thương hiệu, mẫu mã, sử dụng nền tảng số để quản lý xây dựng hệ thống ổn định. Song song với đó, công ty cũng xây dựng các chiến dịch bán hàng trên các trang thương mại điện tử Lazada, Tiki, Shopee… Với sự hỗ trợ này, doanh số bán hàng của doanh nghiệp đã tăng 37% so với cách thương mại truyền thống.

Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng công nghệ số để bán hàng

Không chạy theo phong trào

Qua nhiều lần thí điểm, Công ty TNHH Nông sản SunFarm cũng chọn được phần mềm chuyển đổi số phù hợp với DN mình. Đó là ứng dụng thành công hệ thống quản trị, bán hàng bằng phần mềm công nghệ, giúp công ty quản lý được tất cả các khâu từ kho sản phẩm cho đến các khâu thị trường chỉ cần những thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh, hoặc máy tính. “Tính ưu việt nhất mà phần mềm mang lại là tự động cập nhật, phân loại phần trăm khách sỉ, khách lẻ, giúp tôi có thể đưa ra được những quyết định chính xác trong chiến lược sản xuất, kinh doanh cho DN”, anh Tôn Thất Thành, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản SunFarm cho biết.

Khẳng định chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích cho các mô hình khởi nghiệp trẻ nhưng anh Tôn Thất Thành cũng cho rằng, trước khi bắt tay vào quá trình quan trọng này, doanh nghiệp trẻ cần có sự chuẩn bị kỹ càng, tránh nóng vội để mất tiền mà hiệu quả chẳng thấy đâu: “Tâm lý chủ doanh nghiệp nào khi thấy cái mới, cái hay đều muốn áp dụng càng sớm càng tốt. Thế nhưng, chính sự vội vàng sẽ khiến chúng ta khó thích ứng với quá trình cần sự thay đổi linh hoạt của chuyển đổi số. Cần có sự chuẩn bị về tài chính, kiến thức và cả đội ngũ trước khi tiến hành chuyển đổi số”.

Tại hội nghị “Phát triển thị trường và chuyển đổi số trong các doanh nghiệp” do Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức cách đây chưa lâu, nhà tư vấn huấn luyện doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Tự Do, Tổng Giám đốc Công ty CP Đồng Hành Tự Do chia sẻ, chuyển đổi số không còn là nhu cầu, muốn hay không mà là yếu tố bắt buộc, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay, đảm bảo không bị thụt lùi, không gián đoạn. Dù vậy, DN cần có lộ trình khi chuyển đổi số, sự chuẩn bị kỹ càng, nhận thức đúng và không nên làm theo phong trào... Theo ông Nguyễn Hoàng Tự Do, trong quá trình tiếp xúc và tư vấn cho các doanh nghiệp, ông nhận thấy, có những doanh nghiệp làm chuyển đổi số theo phong trào, muốn làm nhưng lại hiểu sai, nhận thức chưa đúng. Một trong những rủi ro lớn nhất với doanh nghiệp là lựa chọn công nghệ không đúng, không trúng, không phù hợp.

Bên cạnh đó là yếu tố rủi ro văn hóa, nhận thức còn thói quen cũ, tư duy cũ thì việc chuyển đổi số dễ thất bại. Khi nhận thức đúng sẽ có chiến lược đúng. Những sai lầm về chiến lược chuyển đổi sẽ gây tổn hại rất lớn cho doanh nghiệp và không thể tới đích.

Đưa ra lời khuyên cho DN trong chuyển đổi số, ông Nguyễn Hoàng Tự Do cho rằng, các DN muốn chuyển đổi số có hiệu quả phải biết mình đang ở đâu, đã có gì về hạ tầng, dữ liệu và nhân sự cũng như những điểm mạnh yếu. Từ đó, DN sẽ biết phải làm thế nào để hiệu quả nhất, đỡ tốn kém nhất bởi chuyển đổi số là một hành trình dài. “Khi các doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ, thành lập ban chuyển đổi số, tập trung đào tạo nhân lực và "chẩn đoán" thực trạng đơn vị tỉ mỉ, khoa học... sẽ giúp chuyển đổi số thành công”, ông Nguyễn Hoàng Tự Do nói.

Bài, ảnh: TUẤN KHOA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

TIN MỚI

Giá máy lạnh 1hp bao nhiêu tiềnĐại lý Bếp từ tại Thanh Hoá
Return to top