ClockThứ Ba, 19/06/2018 13:39

Doanh nghiệp FDI sa thải khá nhiều lao động trên 35 tuổi

Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, tình hình sa thải lao động trên 35 tuổi diễn ra khá nhiều ở các doanh nghiệp FDI.

Tình hình "sa thải" người lao động (NLĐ) trên 35 tuổi diễn ra khá nhiều ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Thông tin trên được ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết tại Hội thảo chuyên đề lao động trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ KHĐT và Bộ LĐTBXH phối hợp tổ chức tại Hà Nội, sáng nay (19/6).

Ông Ngọ Duy Hiểu - Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Doanh nghiệp "sợ" trả lương cao cho lao động có thâm niên?

Ông Hiểu cho rằng, các doanh nghiệp FDI "sa thải" NLĐ trên 35 tuổi bởi một số ngành, nghề không còn phù hợp. Doanh nghiệp "sợ" phải trả lương cao, đóng BHXH cao hơn cho NLĐ có thâm niên. Bên cạnh đó, một số lao động sau tuổi 35 không đáp ứng được yêu cầu công việc, trong lúc nguồn lao động trẻ dồi dào. Hậu quả là NLĐ mất việc làm, bất ổn an sinh xã hội.

Theo Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cần có các chính sách cụ thể để bảo vệ nhóm NLĐ yếu thế, hạn chế tình trạng "sa thải" lao động trên 35 tuổi.

Cụ thể, ông Hiểu đề xuất, Nhà nước nghiên cứu, ban hành các quy định của pháp luật thằm "thắt chặt", hạn chế tình trạng doanh nghiệp FDI sa thải NLĐ sau tuổi 35. Cần có quy định và mở rộng quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN khi lao động bị sa thải sau tuổi 35.

Bên cạnh đó, theo ông Hiểu, cần thiết kế chính sách tổng thể đối với NLĐ bị mất việc làm, đồng thời thúc đẩy hoạt động truyền thông để tăng khả năng tiếp cận thông tin của NLĐ trong tìm kiếm việc làm.

"Phải phát triển chính sách hỗ trợ lao động để ứng phó với các vấn đề xã hội nảy sinh từ quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp", ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

"Các cấp công đoàn cả nước, nhất là ở những địa phương có diễn biến phức tạp đã chỉ đạo, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tham gia cùng hệ thống chính trị xử lý kịp thời, góp phần ổn định tình hình chung. Các cuộc ngừng việc, tập trung đông người tại các tỉnh, thành phố giảm dần và đến ngày 16-6 hầu hết các công nhân đã đi làm trở lại".

Hầu hết NLĐ tham gia tụ tập, ngừng việc đã đi làm trở lại

Ông Ngọ Duy Hiểu cũng cho hay, từ đầu tháng 6/2018, có tình trạng nhiều công nhân ở các địa phương tụ tập, ngừng lao động.

Ảnh minh họa: Báo Lao động

Theo nhận định của lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cuộc ngừng việc trên không liên quan đến quan hệ lao động mà do tác động từ bên ngoài. Dù sự việc không gây thiệt hại về người và máy móc, nhà xưởng nhưng chủ các doanh nghiệp hết sức bức xúc vì việc sản xuất kinh doanh bị xáo trộn.

Để xử lý kịp thời tình trạng trên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông gửi tin nhắn kêu gọi người dân, công nhân lao động không tham gia tụ tập đông người, không ngừng việc, cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng.

Đến nay, hầu hết NLĐ tham gia tụ tập, ngừng việc đã đi làm trở lại. Có người còn chia sẻ họ cứ tham gia theo đám đông chứ cũng chẳng có ý định phản đối hay biểu tình gì.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top