ClockThứ Ba, 31/03/2020 13:45

Doanh nghiệp thời COVID-19: Bài toán về sự thích nghi

TTH - Ngoài mong chờ nhận được sự hỗ trợ từ chính sách vĩ mô, các doanh nghiệp đang nỗ lực đổi mới hoạt động, vượt qua thời điểm khó khăn.

Gia tăng người lao động nhận trợ cấp thất nghiệpĐồng hành cùng doanh nghiệp trong mùa dịch

Cửa hàng Royal Chicken hỗ trợ bán trực tuyến các sản phẩm chăn nuôi cho doanh nghiệp hội viên

Đa dạng hình thức kinh doanh

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong tháng 2/2020, tổng lượt khách du lịch đến Huế giảm 38% so với tháng trước, giảm 27,1% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch giảm 19% so với tháng trước, giảm 7,2% so với cùng kỳ. Trong tháng 3, hoạt động du lịch hầu như ngưng trệ hoàn toàn trong khi mọi năm đây là thời điểm vàng trong hoạt động du lịch.

Ngành vận tải, nhất là các hãng taxi, vận tải du lịch, hàng không cũng ảnh hưởng không kém. Theo một số doanh nghiệp, thời điểm tháng 2, doanh thu giảm từ 30 đến 40%, trong tháng 3 con số này có thể lên tới 60 đến 70%.

Các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp điện - điện tử, dệt may… có hàng hóa xuất, nhập khẩu cũng bị thiệt hại do kim ngạch xuất, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc bị ngừng trệ, hầu hết các doanh nghiệp may sử dụng 50-90% nguyên liệu vải từ Trung Quốc dẫn đến thiếu nguyên liệu sản xuất.

Với doanh thu mỗi năm 160 tỷ đồng, từ đầu năm đến nay,  hoạt động của Công ty CP Truyền thông và Du lịch Đại Bàng hầu như đóng băng. Kinh doanh du lịch hiện chỉ hoạt động cầm chừng, các tour đặt trước đều bị hủy, trong khi, các chi phí vẫn phải trả như: nhân sự, thuế, lãi suất ngân hàng…, đặt doanh nghiệp trước tình thế khó khăn.

Cải thiện kinh doanh trước khó khăn, Công ty liên kết với Tổng Công ty Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) bán sản phẩm Encovy (nCoV Shield) trong mùa dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP Truyền thông và Du lịch Đại Bàng, trên nền khách hàng sẵn có và đội ngũ nhân sự, công ty triển khai bán sản phẩm nCoV Shield đến các khách hàng của công ty. Số lượng sản phẩm bán ra hàng ngày khá lớn.

Cùng với đổi mới mô hình hoạt động, công ty kinh doanh thêm các sản phẩm đang “hot” như: đồ bảo hộ phòng dịch, các sản phẩm phòng dịch cùng đội ngũ truyền thông, media tăng cường hỗ trợ.

Đổi mới cách tiếp cận

Ảnh hưởng COVID-19, đầu năm đến nay, hoạt động của nhà sách, máy bán hàng tự động và hệ thống đào tạo, tư vấn thuế của Công ty CP Hồng Đức chững lại, trong đó, hệ thống đào tạo hầu như đóng băng.

Trước khó khăn, Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức đã xây dựng các chương trình đào tạo online, hệ thống nhà sách cũng chuyển từ hình thức bán hàng trực tiếp qua kênh bán hàng trực tuyến.

Ông Trần Minh Đức khẳng định, nếu không thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng thì doanh nghiệp chỉ có phá sản. Hiện, công ty đã đầu tư hệ thống phòng thu, xây dựng các chương trình đào tạo trực tuyến, kiểm tra và cấp chứng nhận cho học viên. Dự kiến trong tháng 4/2020, các chương trình sẽ bắt đầu vận hành. Riêng hệ thống nhà sách đã xây dựng kịch bản bán hàng online hoàn toàn, với cách làm này sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Liên kết

Ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế, chiến lược phát triển doanh nghiệp chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp Huế, để ứng phó với khủng hoảng, các doanh nghiệp cần chủ động hạn chế thấp nhất thiệt hại và tìm cơ hội tồn tại. Trong đó, quan trọng nhất là phải giảm định phí, các khoản chi cố định, cân nhắc chuyển một số định phí thành biến phí, cần cắt giảm chi tiêu, thậm chí đóng cửa để cắt giảm định phí tối đa chờ thời cơ… Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng thời điểm này để nghiên cứu thị trường, giá cả, tìm kiếm đối tác đa dạng sản phẩm, tránh phụ thuộc vào một số thị trường như hiện nay.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dương Tuấn Anh, đây cũng là lúc các hiệp hội nghề nghiệp phát huy mạnh mẽ vai trò cầu nối giữa chính quyền, doanh nghiệp thành viên. Thời điểm này, những doanh nghiệp khỏe, ít bị ảnh hưởng có thể hỗ trợ cho những doanh nghiệp có “sức đề kháng” kém hơn... Việc xây dựng chương trình hỗ trợ sử dụng sản phẩm của nhau trong thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Huế đang triển khai sẽ là hướng hỗ trợ, tạo mối liên kết bền vững, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

TIN MỚI

Return to top