ClockThứ Năm, 28/07/2022 13:33

Phổ biến chuyên sâu về Hiệp định RCEP cho doanh nghiệp

TTH.VN - Sáng 28/7, Sở Công thương phối hợp với Chi nhánh Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI) tổ chức hội thảo chuyên sâu về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Xuất khẩu dệt may 'nhắm' đích 43 tỷ USD dù còn nhiều khó khăn5 tháng, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,6%Xuất khẩu tôm gặp khóKinh tế 6 tháng khởi sắc nhưng áp lực lạm phát lớn

Ông Nguyễn Diễn phổ biến những nội dung chuyên sâu về Hiệp định RCEP

Hội thảo nhằm cụ thể hóa kế hoạch số của UBND tỉnh, qua đó, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp xuất, nhập khẩu nắm bắt, khai thác tối đa các cơ hội do Hiệp định RCEP đem lại.

Nội dung phổ biến chuyên sâu của Hiệp định RCEP gồm: thương mại hàng hóa, quy tắc ứng xử, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp bảo vệ an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ…

Tại hội thảo, ông Nguyễn Diễn – nguyên Phó Giám đốc VCCI trình bày chi tiết về RCEP, như: RCEP là gì, các cam kết cơ bản của RCEP; điểm khác biệt của RCEP so với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định FTA ASEAN +; những cơ hội, thách thức của Việt Nam khi tham gia RCEP…

Hiệp định RCEP là Hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác của ASEAN, gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết.

Hiệp định RCEP chính thức khởi động đàm phán từ năm 2012, đến ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên đã ký kết RCEP. Tại Việt Nam, Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

“Mặc dù RCEP đã có hiệu lực gần 7 tháng, nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa nắm được đầy đủ các nội dung cam kết trong Hiệp định RCEP để triển khai trong quá trình hoạt động của đơn vị. Do vậy, sau hội thảo này, các cơ quan, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu sẽ phần nào rõ hơn để thực hiện, đồng thời, vận dụng cơ hội khi triển khai Hiệp định RCEP”, bà Trần Thị Hòa - Trưởng phòng Quản lý, thương mại và xuất nhập khẩu (Sở Công thương) cho biết.

Tin, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp 1.000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

Ngày 20/7, Hội Chữ Thập đỏ (HCTĐ) tỉnh, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế". Tham dự có bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.

Giúp 1 000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững
Thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng

Ngày 19/7, Cục Thống kê tỉnh cho biết, từ 1/8/2024, đơn vị sẽ có một số thay đổi về lịch phổ biến một số thông tin thống kê và thời gian công bố số liệu chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) để phù hợp với những quy định mới.

Thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng
Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khoá VIII:
Tạo động lực bứt phá trong 6 tháng cuối năm

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 17/6, HĐND tỉnh thảo luận tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh quốc phòng (ANQP) 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Tạo động lực bứt phá trong 6 tháng cuối năm
Nam Đông phát triển kinh tế vườn

Đặc thù của miền núi Nam Đông có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế vườn. Tận dụng lợi thế này, các địa phương, người dân đầu tư phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi, mỗi ha cho thu nhập mỗi năm từ 55 triệu đồng trở lên.

Nam Đông phát triển kinh tế vườn

TIN MỚI

Return to top