Kim ngạch xuất khẩu tăng cao góp phần tăng trưởng, khôi phục nền kinh tế. Ảnh: TTXVN.
Kinh tế hồi phục
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) cho biết: Dịch COVID-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh đã hồi phục như trước dịch, nên kinh tế xã hội tháng 6 và quý II/2022 của Việt Nam đạt được mục tiêu của Quốc hội đề ra, tạo niềm tin cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng khá, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng cao; chăn nuôi lợn và gia cầm hồi phục do dịch bệnh kiểm soát tốt, người chăn nuôi chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường tăng cao. Hoạt động khai thác gỗ tăng nhờ nhu cầu sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ tăng cao, đạt sản lượng 8.488.200 m³, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được duy trì và phục hồi nhanh, nên chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.717.000 tỷ đồng, đạt tốc độ 11,7%, tăng cao hơn so với cùng kỳ trong vòng 5 năm trở lại đây, tăng 14,4% so với 6 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch COVID-19.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 15,5%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 ước tính xuất siêu đạt 710 triệu USD…
Chặn đà tăng giá hàng thiết yếu, dịch vụ công
Giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao; giá hàng Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng cao góp phần vào phục hồi và phát triển kinh tế. hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển… là những nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước. Theo TCTK, giá xăng dầu tăng 10% sẽ làm tăng trưởng giảm 0,5 điểm phần trăm và lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, muốn kiềm chế lạm phát, không nên để giá xăng tăng nhanh và cao như hiện nay. Nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp… đang gặp nhiều khó khăn. Lạm phát không còn là nguy cơ, mà đang hiện hữu. Quốc hội, Chính phủ trong thẩm quyền của mình cần có ngay giải pháp để hạ nhiệt giá xăng dầu, giảm áp lực lạm phát, giảm khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, có thể giảm, thậm chí tạm thời miễn các loại thuế gắn với xăng dầu.
Về giải pháp kiềm chế lạm phát, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng: Ngoài đề xuất lâu nay là ngừng thu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế bảo vệ môi trường (BVMT)… đối với xăng dầu, cần phải có giải pháp bình ổn các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu như: Giám sát và ngăn chặn xu hướng tăng giá các dịch vụ cơ bản, nhất là dịch vụ công; giám sát và có động thái cảnh báo ngân hàng không nên đua lãi suất huy động và lãi suất cho vay, gây áp lực chi phí đầu vào trong sản xuất kinh doanh.
Bà Nguyễn Thị Hương cho hay, mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát do trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội. Cùng với tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao. Với kinh nghiệm điều hành của Chính phủ, nước ta có là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. thể kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội đề ra.
Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong 6 tháng cuối năm 2022, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng: Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Theo đó, cần chú trọng thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.
“Tư lệnh” ngành Tài chính, ông Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trước mắt chưa xem xét điều chỉnh giá, tiếp tục giữ ổn định giá. Việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ tác động đến CPI, để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm.
Theo Báo Tin tức