ClockThứ Tư, 19/01/2022 10:43

Tiền lương bình quân làm tại các doanh nghiệp là bao nhiêu?

Theo công bố khảo sát mới đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về tiền lương năm 2021, mức lương trung bình của người lao động tại các doanh nghiệp là 7,84 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2020.

Lương hưu tăng: Đời sống người nghỉ hưu được cải thiệnTăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángĐảm bảo an dân, an sinh trong đại dịch COVID-19“Vòng xoáy” lạm phát cao tiếp tục càn quét nhiều nước

Lao động tại một doanh nghiệp tại Bến Tre. Ảnh: TTXVN.

Theo báo cáo tình hình tiền lương năm 2021 của 60 tỉnh, thành phố tại 41.339 doanh nghiệp có báo cáo, tương ứng với 3,83 triệu lao động (chiếm 15,9% tổng số lao động làm công hưởng lương trên cả nước) thì tiền lương bình quân của người lao động ước đạt 7,84 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2020 (7,54 triệu đồng/tháng) và tăng 0,9% so với năm 2019 (7,77 triệu đồng/tháng).

Cụ thể, với loại hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì mức lương trung bình là 9,13 triệu đồng/tháng, bằng 100% so với năm 2020 (9,1 triệu đồng/tháng), giảm 2,2% so với năm 2019 (9,34 triệu đồng/tháng).

Doanh nghiệp dân doanh là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 5% so với năm 2020 (7,13 triệu đồng/tháng), tăng 3,4% so với năm 2019 (7,25 triệu đồng/tháng).

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 8,26 triệu đồng/tháng, tăng 2% so với năm 2020 (8,12 triệu đồng/tháng), và giảm 2,4% so với năm 2019 (8,46 triệu đồng/tháng).

Theo Bộ LĐTBXH, năm 2021, Bộ LĐTBXH đã ban hành Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động với hàng loạt giải pháp nhằm thu hút lao động ngoại tỉnh quay lại thành phố làm việc; tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030; chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình lao động, nhất là trong các khu công nghiệp, để kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động; tăng cường thực hiện các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức các sàn giao dịch việc làm trực tuyến; chỉ đạo thực hiện chính sách cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.

Các địa phương cũng đã chủ động thực hiện linh hoạt các phương thức sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”; có giải pháp để duy trì lực lượng lao động, bảo đảm sức khỏe, an toàn và đời sống cho người lao động, nhất là trong các khu công nghiệp tập trung, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nguồn lao động cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; hỗ trợ việc làm cho lao động từ vùng dịch trở về địa phương...

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở lối cho lao động khi doanh nghiệp phá sản

Đề xuất của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại nghị trường Quốc hội trong những ngày qua về xóa nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động do doanh nghiệp phá sản được người lao động quan tâm. Họ hy vọng, sau bao năm mòn mỏi với điệp khúc khởi kiện doanh nghiệp để đòi nợ, nhưng quyền lợi vẫn chưa được đảm bảo.

Mở lối cho lao động khi doanh nghiệp phá sản
“Con đường” doanh nghiệp phải đi

ESG là bộ 3 tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social & Governance), đang được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm hơn, bởi đây là thước đo mức độ phát triển bền vững và tác động của DN đến cộng đồng. Nếu DN thực thi ESG tốt sẽ danh chính ngôn thuận, có sứ mệnh chinh phục khách hàng.

“Con đường” doanh nghiệp phải đi
“Thua kiện” do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

TAND TP. Huế vừa xét xử vụ án “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động”; tuyên bố người sử dụng lao động “thua kiện”. Đây là “lời nhắc nhở” việc tuân thủ các quy định của pháp luật để được pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc do kiện tụng kéo dài.

“Thua kiện” do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Hiện đại hóa dịch vụ hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm

Người tìm việc và việc cần tìm người thời gian qua vẫn chưa có sự liên thông mạnh mẽ. Nhà tuyển dụng vẫn chưa gặp được người lao động và ngược lại, người lao động vẫn còn e dè chưa dám đến gõ cửa đơn vị tuyển dụng. Việc thông tin, kết nối để các bên gặp nhau và để cân bằng cán cân giữa cung - cầu về lao động và việc làm đang được tỉnh đẩy mạnh với nhiều giải pháp.

Hiện đại hóa dịch vụ hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm
Return to top