ClockThứ Năm, 15/08/2024 19:15

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

TTH.VN - Chiều 15/8, Viện phát triển doanh nghiệp - Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh phối hợp với Công ty CP Công nghệ chống hàng giả Việt Nam (ACTIV) tổ chức hội thảo "Truy xuất nguồn gốc: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp và các sản phẩm thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế".
Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo 

Chương trình thu hút sự quan tâm và tham gia của đại diện các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã và cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh. Tại hội thảo, đại diện các sở, ngành liên quan, các chuyên gia và doanh nhân đã trao đổi, thảo luận, tìm hiểu về thực trạng, kết quả, khó khăn, giải pháp trong công tác truy xuất nguồn gốc, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho DN và các sản phẩm thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của các DN và hợp tác xã về vai trò của truy xuất nguồn gốc và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong DN, giá trị và định vị thương hiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu các sản phẩm.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp, Liên đoàn công nghiệp và thương mại Việt Nam cho biết, từ sự chia sẻ của các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý, từ các công ty cung cấp các giải pháp công nghệ sẽ giúp các DN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận được những thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng nhái, cách thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong DN và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh của tỉnh.

Dịp này, ACTIV cũng ra mắt văn phòng đại diện tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

HẢI THUẬN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Chấn chỉnh mất an toàn lao động tại Dự án Văn phòng làm việc

Ngày 19/11, Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh cho biết, đã có văn bản yêu cầu các nhà thầu thi công khắc phuc, chấn chỉnh tình trạng mất an toàn lao động (ATLĐ) tại công trình thuộc Dự án Văn phòng làm việc một số cơ quan đơn vị thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2.

Chấn chỉnh mất an toàn lao động tại Dự án Văn phòng làm việc
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Kiến nghị dừng dự án phục hồi rạn san hô

Do dự án mới, có tính đặc thù, các định mức kinh tế kỹ thuật chưa có, UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc Dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tỉnh (gọi tắt DA phục hồi rạn san hô).

Kiến nghị dừng dự án phục hồi rạn san hô

TIN MỚI

Return to top