ClockThứ Năm, 22/10/2015 14:05

Động lực từ Chân Mây

TTH - Sau 12 năm đưa vào vận hành, khai thác, đến nay Cảng Chân Mây đã vượt công suất thiết kế 70%. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, gần đây Cảng Chân Mây được đầu tư mở rộng bến số 1 và 3, góp phần nâng cao năng lực lưu thông hàng hóa qua cảng, giảm áp lực cho đường bộ.

Bến số 1- Cảng Chân Mây được đầu tư mở rộng là điều kiện thuận lợi cho việc cập cảng của những tàu có công suất lớn

Hiện nay, Cảng Chân Mây có bến số 1 với chiều dài 420 m, độ sâu 12,5 m đủ khả năng đón tàu có trọng tải 50.000 tấn và tàu du lịch quốc tế cỡ lớn. Bến chuyên dùng cho tàu có trọng tải 20.000 tấn để xếp dỡ các cấu kiện siêu trường, siêu trọng; hàng rời như cát silic, titan, clinker… có thể đạt 10.000 tấn/24 giờ.

Đến năm 2020 Cảng Chân Mây có 06 bến hàng tổng hợp, chiều dài 1.680 m; đến năm 2030, Cảng Chân Mây có 8 bến hàng tổng hợp với chiều dài 2.280 m; 1 bến chuyên dùng xăng dầu chiều dài 240 m và bến chuyên dùng du lịch cho tàu khách 100.000 GT cập bến. Dự kiến, đến năm 2020 lượng hàng qua cảng Chân Mây sẽ đạt 7,4 triệu tấn/năm.  

Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng biển Thừa Thiên Huế được xác định là cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1, trong đó Cảng Chân Mây là khu bến cảng tổng hợp có khả năng tiếp nhận tàu hàng trọng tải đến 50.000 tấn, tàu khách có tổng dung tích toàn phần đến 100.000 tấn trực tiếp phục vụ Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, các tỉnh phía đông bắc Thái Lan trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Hiện nay, lượng hàng và khách du lịch thông qua Cảng Chân Mây đã vượt quá công suất của bến số 1. Do đó, việc đầu tư xây dựng bến số 3 là rất cần thiết và cấp bách. Bến số 3 khi hoàn thành sẽ cùng bến số 1 giải quyết tốt nhu cầu lưu thông hàng hóa và hành khách qua cảng, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung nói chung.           

Ông Thang Văn Hóa, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế cho biết, công ty đầu tư và xây dựng bến số 3 Cảng Chân Mây theo hướng cảng tổng hợp và dịch vụ hậu cần cảng đảm bảo cho tàu và các phương tiện vận tải thủy trọng tải đến 50.000 tấn ra vào làm hàng. Với quy mô dự án hơn 13 ha, trong đó diện tích bến bãi hơn 10 ha, chiều dài 270m, với tổng vốn đầu tư 846 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh, Cảng Chân Mây có vị trí cực kỳ quan trọng, là cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực và là cảng nước sâu nằm ở điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Cảng Chân Mây đồng thời là cảng biển du lịch, được Hiệp hội Du thuyền Quốc tế khu vực châu Á lựa chọn là một trong 46 cảng dừng chân ở khu vực Đông Nam Á và là cảng nằm giữa con đường biển kết nối Singapore và HongKong (Trung Quốc); hội đủ các điều kiện, tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước. Hiện nay, bến số 3 đã khởi công xây dựng, sau khi hoàn thành sẽ góp phần nâng cao năng lực lưu thông hàng hóa qua cảng, giảm áp lực cho hệ thống đường bộ; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch, đặc biệt là Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô”.   

Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố đồ án Quy hoạch phân khu Khu đô thị phía Bắc

Ngày 5/11, Ban Quản lý dự án (DA) Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh tổ chức hội thảo công bố đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu đô thị phía Bắc, phường Hương An, Hương Sơ, Hương Vinh (TP. Huế) và xã Hương Toàn (Hương Trà).

Công bố đồ án Quy hoạch phân khu Khu đô thị phía Bắc
Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa

Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền hôm nay đã mang một diện mạo mới, tuy nhiên, tốc độ phát triển đô thị ở địa phương này vẫn còn chậm.

Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Return to top