ClockThứ Ba, 22/10/2019 08:53

Động lực từ phong trào nông dân sản xuất giỏi

TTH - Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi lan tỏa, giúp nông dân ngày càng năng động, có nhiều hướng phát triển kinh tế, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.

Tuyên dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏiPhong Điền: Trên 5 ngàn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấpNhiều mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Mô hình nuôi tôm trên cát của hội viên Hội Nông dân Quảng Điền

Sáng tạo

Từ vùng thấp trũng, thường xuyên mất mùa do xâm nhập mặn, năm 2012, ông Đỗ Xanh, thôn Giáp Nam, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền mày mò chuyển đổi 1 ha lúa năng suất thấp sang mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá.

Ban đầu, ông chỉ tiến hành cải tạo ruộng, chọn mua nguồn giống sen tốt để phát triển. Năm đầu tiên, do kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật còn thấp nên thu nhập chỉ đạt 70 triệu đồng/năm. Những năm sau đó, ông đi tham quan, tìm hiểu nhiều mô hình trên đất thấp trũng, học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn thả nuôi thêm một số loài cá nước ngọt để tăng thu nhập.

Theo ông Xanh, trồng sen thả cá cho thu nhập cao gấp 5 - 7 lần so với trồng lúa. Sen được trồng 1 vụ/năm bắt đầu từ tháng 2 và sau 4 - 6 tháng có thể cho thu hoạch. Giá hạt sen khá cao và được thương lái tìm đến thu mua tận nơi với giá trung bình từ 35-40 ngàn đồng/kg. Thời gian ruộng “rỗi”, lại thả thêm nhiều loại cá tăng thu nhập. Hiện với 2 ha trồng sen kết hợp nuôi cá, mỗi năm, ông Xanh thu trên 200 triệu đồng, trừ chi phí, thu lãi hơn 150 triệu đồng.

Anh Nguyễn Xuân Vinh phát triển vùng nguyên liệu tràm gió từ nguồn vốn hỗ trợ của Hội Nông dân

Cùng với phát triển mô hình sen - cá, ông Xanh đầu tư vay vốn ngân hàng mua máy gặt đập liên hợp và máy cày phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài hợp đồng với Ban quản trị HTX nông nghiệp Điền Lộc để gặt và cày cho người dân trên địa bàn, gia đình còn hợp đồng với các HTX ở các tỉnh lân cận. Nhờ vậy, thu nhập trung bình mỗi năm của gia đình ổn định trên 400 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Bằng, thôn 4, xã Thượng Long, huyện Nam Đông chọn hướng đi khác gắn với đặc trưng phát triển kinh tế vùng gò đồi. Với thế mạnh về đất rừng, ông đầu tư phát triển cao su và keo. Đến nay, gia đình đã trồng mới 4 ha cao su và 3 ha rừng keo. Ông còn đầu tư phát triển mô hình trang trại, chăn nuôi các loại lợn, bò, gà, vịt và trồng các loại cây ăn quả…; thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông Xanh, ông Bằng… còn tham gia hỗ trợ cho hội viên nông thôn trong phát triển kinh tế. Thông qua các buổi chia sẻ kinh nghiệm, những cách làm sáng tạo, mô hình hay đã được các hội viên nông thôn tiếp thu nhân rộng, từ đây tạo nên các tổ, nhóm liên kết phát triển sản xuất.

Giới thiệu sản phẩm của nông dân A Lưới

5 năm qua, các hộ nông dân SXKD giỏi trong toàn tỉnh đã giúp đỡ cây, con giống, các loại vật tư phân bón với trị giá hơn 13 tỷ đồng, giúp 15.320 hộ nông dân gặp hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Đồng hành

Bà Phạm Thị Minh Huệ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khẳng định, phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi là động lực thúc đẩy ý chí vươn lên làm giàu, góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống của nông dân.

Số liệu từ Hội Nông dân tỉnh, phong trào thu hút hơn 60.000 hộ hội viên, nông dân đăng ký và có hơn 40.000 hộ được công nhận đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp. Phong trào đã thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các hội viên nông dân, giúp họ tham gia thành lập các HTX, tổ hợp tác liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

5 năm qua, hội nông dân các cấp đã vận động, hướng dẫn thành lập 16 tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, nhiều tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả như tổ hợp tác trồng cà gai leo, nuôi cá lồng, trồng rau sạch...

Nhiều mô hình phát triển sản xuất với sự tiếp sức của Hội phát huy hiệu quả, giúp hội viên nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Theo bà Huệ, thời gian tới, Hội tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân tích cực tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; hưởng ứng Chương trình mỗi xã một sản phẩm; phát huy lợi thế của địa phương theo hướng hàng hóa và theo chuỗi giá trị.

Một trong những giải pháp quan trọng được Hội triển khai là phát huy hiệu quả Quỹ hỗ trợ nông dân, tạo động lực giúp nông dân tự vươn lên làm giàu. Thông qua các hoạt động tôn vinh, khen thưởng gương nông dân SXKD giỏi hàng năm để nhân rộng mô hình, cách làm hay.

Đồng thời, vận động hội viên nông dân SXKD nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Hội tham gia hướng dẫn nông dân tích cực liên kết, hợp tác, hình thành các tổ hợp tác làm đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân để quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lá cờ đầu trong phong trào thi đua

Liên tục hai năm 2023 và 2024 được Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, Ban chỉ huy Quân sự (CHQS) phường Tứ Hạ là “Lá cờ đầu” trong phong trào thi đua của lực lượng vũ trang (LLVT) TX. Hương Trà.

Lá cờ đầu trong phong trào thi đua
Năng động trong các phong trào, hoạt động

Các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKD), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân (HVND) phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị…

Năng động trong các phong trào, hoạt động
Tiếp tục thực hiện phong trào Chủ nhật xanh trong ngành giáo dục

Ngày 8/12, các trường học trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình 90 phút sáng Chủ nhật xây dựng cơ quan, trường học xanh - sạch - sáng. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện phong trào Chủ nhật xanh tại các trường.

Tiếp tục thực hiện phong trào Chủ nhật xanh trong ngành giáo dục
Return to top