ClockThứ Năm, 28/03/2019 21:21

Duy trì chỉ số PCI ở nhóm khá, phấn đấu vào nhóm tốt

TTH - Ngày 28/3, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018. Theo đó, Thừa Thiên Huế xếp hạng 30/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ về những giải pháp cải thiện chỉ số PCI trong những năm tới.

Thừa Thiên Huế duy trì chỉ số CPI ở nhóm kháCải thiện PCI để thu hút đầu tưChỉ số PCI: Chính quyền cần đồng hành cùng doanh nghiệp

Cải thiện chỉ số PCI góp phần thu hút đầu tư (Khu nghỉ dưỡng Laguna nhìn từ trên cao. Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Thưa ông, theo kết quả vừa được công bố về chỉ số PCI, Thừa Thiên Huế xếp thứ 30, tụt một bậc so với năm 2017. Ông có thể nói gì về kết quả này?

Mặc dù năm nay chúng ta tụt một bậc so với năm 2017, nhưng điểm số trung bình đạt khá cao (63,51 điểm) và nằm trong nhóm khá của toàn quốc. PCI của Thừa Thiên Huế chỉ cách nhóm tốt đúng 2 điểm (65 điểm). Đáng chú ý, tỉnh ta là địa phương có chỉ số thành phần về minh bạch cao nhất, các chỉ số khác khá đồng đều, duy chỉ có chỉ số về hạ tầng hơi thấp. Cùng với đó, chi phí không chính thức tiếp tục được cắt giảm, môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng bình đẳng hơn và cải cách hành chính đang chuyển biến rõ nét. Điều này chứng tỏ có sự vươn lên đồng đều của các tỉnh ở nhóm dưới và khoảng cách giữa các nhóm không quá xa.

Được biết, UBND tỉnh vừa công bố kế hoạch cải thiện chỉ số PCI. Theo đó, mục tiêu phấn đấu sẽ tiếp tục đưa Thừa Thiên Huế vào nhóm địa phương có chỉ số PCI tốt hoặc khá. Ông có thể cho biết thêm vấn đề này?

Theo kế hoạch hành động để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2019 và định hướng đến năm 2021, chúng tôi đề ra mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử với các sáng kiến trong phát triển đô thị thông minh, hướng các hoạt động quản lý và điều hành địa phương phù hợp và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo đó, tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh hướng đến môi trường thân thiện, an toàn, công khai minh bạch; xây dựng các chính sách, điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kêu gọi đầu tư của tỉnh.

Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành nhằm đưa ra các sáng kiến trong cải cách thủ tục hành chính, giúp cắt giảm các thành phần hồ sơ, giảm đầu mối và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Trong đó, tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về Chính phủ điện tử; phấn đấu nằm trong nhóm địa phương có chỉ số PCI tốt hoặc khá; đưa vào vận hành ít nhất ba sáng kiến/năm trong hoạt động quản lý và điều hành kinh tế địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (thứ 2 bên phải qua) trao giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2019

Theo ông, đâu là lĩnh vực ưu tiên? Và có hay không tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong lĩnh vực này?

Chúng tôi xác định thành tố nào tốt sẽ tiếp tục duy trì và phát huy, thành tố nào chưa tốt sẽ tiếp tục ưu tiên. Trong đó, ưu tiên chủ động và sẵn sàng cung cấp thông tin về hồ sơ địa chính, quy hoạch, giá đất,… cho nhà đầu tư ngay trong quá trình xây dựng dự án, kêu gọi đầu tư là nhiệm vụ quan trọng.

Trước mắt, trong năm 2019 sẽ cải thiện môi trường kinh doanh, phấn đấu trên 90% số lượng doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh; không có sở, ban, ngành hay địa phương nào rơi vào nhóm có điểm số dưới điểm trung bình tại kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và địa phương (DDCI); 100% doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh đáp ứng điều kiện nhận được hỗ trợ khi làm việc với các cơ quan liên quan. Số lượng doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc thành lập mới tăng 10% so với năm trước.

Về cải thiện năng lực cạnh tranh, phấn đấu có 100% thủ tục hành chính được đưa vào tiếp nhận và giải quyết theo chế độ một cửa, một cửa liên thông tại các Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp huyện và Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của các xã, thị trấn; 100% các cơ quan hành chính có hệ thống mạng thông tin nội bộ, các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính được giao dịch hoàn toàn dưới dạng điện tử. Phấn đấu đạt 98% doanh nghiệp khai thuế và nộp thuế qua mạng điện tử; 50% thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% hồ sơ khiếu nại, vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết đúng theo thời gian quy định của pháp luật.

Về cải thiện các chỉ số đổi mới sáng tạo, tỉnh sẽ vận hành hiệu quả Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh của tỉnh, hỗ trợ phát triển 3 - 6 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đồng thời, thành lập Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Quyết tâm của cả hệ thống chính trị đã có thông qua kế hoạch cụ thể với mục tiêu rõ ràng. Để tránh việc “trên nóng, dưới lạnh”, tin rằng sự vào cuộc tích cực, cộng đồng trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương cùng với sự ủng hộ tích cực của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, chỉ số PCI của Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục giữ vững ở nhóm khá, phấn đấu vào nhóm tốt để tiếp tục đưa Thừa Thiên Huế phát triển bền vững.

Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI Theo công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Quảng Ninh năm thứ hai liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI với 70,36 điểm, kế đến là Đồng Tháp 70,19 điểm, Long An và Bến Tre lần lượt chia nhau vị trí thứ ba và tư. Đà Nẵng chững lại khi từ vị trí thứ hai năm 2017 tụt xuống thứ 5 với 67,65 điểm. Hai "đầu tàu" kinh tế là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh nằm trong top 10 tỉnh, thành phố đứng đầu khi lần lượt xếp thứ 9 và 10. Các địa phương trong nhóm xếp hạng cao còn có: Cần Thơ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà... Hai tỉnh xếp cuối bảng Lai Châu và Đắk Nông.

Báo cáo PCI năm 2018 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 12.000 doanh nghiệp, trong đó gần 11.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành và trên 1.500 doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động tại 20 địa phương.

THÁI SƠN

THÁI BÌNH (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Phấn đấu kết quả năm 2024 cao hơn, toàn diện hơn năm 2023

Sáng 5/8, kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực để đạt kết quả phát triển kinh tế -xã hội tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm 2024 nhiều hơn, bao trùm hơn, toàn diện hơn năm 2023.

Thủ tướng Phấn đấu kết quả năm 2024 cao hơn, toàn diện hơn năm 2023
Phú Vang:
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,9 %

Chiều 9/5,Ban chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo bền vững (GNBV) huyện Phú Vang tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện công tác giảm nghèo trong thời gian qua, việc giải ngân vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia GNBV và triển khai một số nhiệm vụ trong thời gian tới.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,9
Return to top