ClockThứ Sáu, 14/01/2022 09:11

GDP có thể đạt 6,3% năm 2022

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 6-6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội là một thách thức. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia và các tổ chức quốc tế, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,3% trong năm 2022 và 6,8% vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi, nhưng mức tăng trưởng phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch.

Con đường phục hồi của kinh tế châu Âu vẫn còn 'gập ghềnh''Bắt tay' với doanh nghiệp FDI để kết nối sản xuất linh phụ kiện trong nướcBộ Tài chính công khai tổng thể ngân sách nhà nước năm 2022Nền kinh tế thế giới sẽ vượt mốc 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022

Trong báo cáo nghiên cứu toàn cầu do Ngân hàng Standard Chartered mới xuất bản gần đây mang tựa đề “Tiếp tục chống chọi với các thách thức” (Still battling headwinds) và báo cáo kinh tế vĩ mô chuyên sâu về Việt Nam mang tựa đề “Việt Nam – quay trở lại với mức tăng trưởng cao” (Vietnam – Moving back to high growth), Ngân hàng Standard Chartered dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,7%. Ngân hàng nâng dự báo cho năm 2023 lên 7% và nhận định Việt Nam tiếp tục có triển vọng tích cực trong trung hạn.

Với tín hiệu tích cực trong những tháng cuối năm 2021, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, với đà các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tích cực đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) trong nước tiếp tục thành lập mới và khối DN quay trở lại hoạt động tăng lên, cùng với tích cực tháo gỡ khó khăn, những chính sách về hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ thì nền kinh tế của chúng ta sẽ tăng trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Tăng trưởng GDP năm 2022 có thể lên tới 7% đến 7,5%, nếu như không có gì quá đột biến.

Mức tăng trưởng phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh và mở cửa trở lại hoạt động kinh tế.

Để đạt mức tăng trưởng theo đúng mục tiêu trong năm 2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 với 6 quan điểm trọng tâm và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Đồng thời, một chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với tổng quy mô hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng cũng đang được Quốc hội xem xét. Ngoài ra, để phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2022-2023, Quốc hội hiện cũng đang xem xét và thảo luận về dự thảo nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, chương trình phục hồi này tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023, bao gồm: Chính phủ đề xuất chi khoảng 60.000 tỷ đồng để mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh; chi khoảng 53.000 tỷ đồng để đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; chi khoảng 110.000 tỷ đồng để hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; chi khoảng 114.000 tỷ đồng cho phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Cuối cùng, Chính phủ sẽ tập trung cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, huy động từ các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước khoảng 10.000 tỷ đồng để phục vụ một số nhiệm vụ khác.

Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2022, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 6-6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội là một thách thức. Năm 2022, chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu tiềm ẩn... Do vậy, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu. Trong đó, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP và bảo đảm sự chỉ đạo nhất quán, tập trung, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp. Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cung ứng hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cần linh hoạt vừa đảm bảo kiềm chế lạm phát, vừa đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng; nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế.

Theo CAND

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh

Theo dự báo từ Công an TP. Huế, tình trạng trộm cắp tại các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm. Qua đó, khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và tăng cường các biện pháp phòng, tránh để tự bảo vệ tài sản.

Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh
Return to top