ClockChủ Nhật, 28/05/2023 10:50

Giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 4/2023

Dữ liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 5/2023, 213.000 tấn gạo đã được bốc dỡ tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, với phần lớn gạo được chuyển đến Philippines, Indonesia và châu Phi.

Gạo Việt Nam thêm cơ hội xuất sang thị trường IndonesiaCoi trọng bản quyền, thương hiệu để nông sản Việt vươn xa

leftcenterrightdel
Dây chuyền chế biến, đóng gói gạo thành phẩm tại nhà máy chế biến lương thực Long An (thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam - Vinafood 2). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN) 

Thị trường gạo châu Á

Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 4/2023, trong bối cảnh nguồn cung thấp. Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 490-495 USD/tấn, cao hơn so với mức 485-495 USD/tấn được ghi nhận vào tuần trước.

Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ nguồn cung thấp và các nhà xuất khẩu đang tập trung vào việc hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng Indonesia.

Dữ liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 5/2023, 213.000 tấn gạo đã được bốc dỡ tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, với phần lớn gạo được chuyển đến Philippines, Indonesia và châu Phi.

Đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam, gạo 5% tấm của Thái Lan, trong tuần này, được niêm yết ở mức giá 495-500 USD/tấn, thấp hơn một chút so với mức trung bình 500 USD/tấn của tuần trước. Một nhà giao dịch có trụ sở tại thành phố Bangkok cho biết, nhu cầu đang giảm và các thị trường đang chờ thu hoạch vụ tiếp theo để có thêm nguồn cung.

Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm không thay đổi so với mức 374 – 378 USD/tấn của tuần trước. Đồng rupee giảm giá đang làm tăng lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Ấn Độ.

Một nhà giao dịch tại Kakinada ở bang Andhra Pradesh cho biết nhu cầu yếu trong vài tuần qua và người mua đang trì hoãn mua hàng.

Thị trường nông sản Mỹ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/5, giá các mặt hàng nông sản trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) đã có sự tăng trưởng ấn tượng. Khép phiên này, giá ngô giao ngay tháng 7/2023 tăng 14 xu lên 6,05 USD/bushel. Đây là mức giá đóng cửa cao nhất kể từ cuối tháng 4/2023 đối với ngô giao tháng 7/2023.

Giá đậu tương tăng 12 xu, lên 13,36 USD/bushel. Trong khi đó, giá lúa mỳ giao tháng 7/2023 tăng 13 xu, đạt 6,17 xu USD/bushel (1 bushel lúa mì/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Báo cáo chuyên về thị trường nông nghiệp của Mỹ Brock Report cho biết triển vọng không chắc chắn về thời tiết ở khu vực Trung Tây, với khả năng hạn hán có thể xảy ra, khiến mối lo ngại về sản lượng ngô bắt đầu tăng lên.

Nhà môi giới hàng hóa của công ty CHS Hedging, Ami Heesch, nhận định ngô và đậu tương đang “hưởng lợi” từ những lo ngại về thời tiết khô hạn.

Tương tự, cố vấn thị trường cấp cao của Total Farm Marketing, Naomi Blohm, đánh giá nhân tố thời tiết có thể sẽ là động lực thúc đẩy giao dịch nông sản trong tuần tới.

Thị trường cà phê thế giới

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần này, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe-London trở lại xu hướng tăng. Giá càphê Robusta giao tháng 7/2023 tăng 21 USD, lên 2.574 USD/tấn và càphê Robusta giao tháng 9/2023 tăng 20 USD, lên 2.528 USD/tấn. Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US-New York tiếp nối xu hướng giảm. Giá càphê Arabica giao tháng 7/2023 giảm thêm 1,10 xu, xuống 181,60 xu Mỹ/lb và giá càphê Arabica giao tháng 9/2023 cũng giảm thêm 1,10 xu, còn 179,55 xu Mỹ/lb (1lb = 0,45 kg). Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Giá càphê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 400-500 đồng, lên dao động trong khung 60.400 – 61.100 đồng/kg.

Giá càphê kỳ hạn trở lại xu hướng trái chiều, tăng ở thị trường London (Anh) và giảm ở New York (Mỹ), trong bối cảnh các nhà đầu tư nhận định có khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay trở lại tại phiên họp điều hành chính sách tiền tệ tháng 6/2023.

Công ty môi giới hàng hóa nông sản Pine Agronegocios ở Brazil vừa cập nhật dự báo về sản lượng càphê Brazil niên vụ 2023/2024. Theo đó, sản lượng càphê Brazil sẽ tăng thêm 1,47%, lên mức 55,16 triệu bao, bao gồm 34,87 triệu bao càphê Arabica và 20,29 triệu bao càphê Conilon Robusta.

Góp phần thúc đẩy giá càphê Arabica tại New York suy yếu trở lại là tỷ giá đồng real tăng 0,93% lên ở mức 1 USD đổi 4,9980 real.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16/6/2023 thực hiện Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ
Hàn Quốc: Suy thoái kinh tế hạ nhiệt nhờ xuất khẩu cải thiện

Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc ngày hôm nay (15/9) cho biết, tình trạng suy thoái của nền kinh tế Hàn Quốc dường như đang dần hạ nhiệt, nhờ các dấu hiệu của sự phục hồi trong lĩnh vực xuất khẩu, mặc dù sự biến động về giá nguyên liệu thô toàn cầu được xem là một mối đe dọa.

Hàn Quốc Suy thoái kinh tế hạ nhiệt nhờ xuất khẩu cải thiện
OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu nhờ kinh tế ổn định

Trong tuyên bố mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), tổ chức vẫn giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2023 và 2024, cùng với lời giải thích rằng có những lý do cho thấy các nền kinh tế lớn đang hoạt động tốt hơn dự kiến, bất chấp những trở ngại như lãi suất cao và lạm phát tăng cao.

OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu nhờ kinh tế ổn định
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến chậm lại trong quý IV/2023

Tạp chí The Business Times ngày13/9 trích dẫn báo cáo triển vọng toàn cầu mới nhất của Ngân hàng và Công ty dịch vụ tài chính Pháp BNP Paribas cho biết, nền kinh tế toàn cầu được dự báo ​​sẽ chứng kiến đà tăng trưởng chậm lại trong quý IV năm 2023 và thời gian sau đó.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến chậm lại trong quý IV 2023
IMF: Các nước cần theo đuổi cải cách cơ cấu theo định hướng tăng trưởng để phục hồi kinh tế nhanh hơn

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva mới đây nhận xét, quá trình phục hồi toàn cầu đang diễn ra chậm và không đồng đều, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải theo đuổi các chính sách hợp lý để ổn định tài chính và cải cách cơ cấu theo định hướng tăng trưởng.

IMF Các nước cần theo đuổi cải cách cơ cấu theo định hướng tăng trưởng để phục hồi kinh tế nhanh hơn
Return to top