ClockThứ Sáu, 21/04/2023 18:04

Giá gỗ keo tràm giảm, người dân lo lắng

TTH.VN - Giá mỗi tấn keo tràm từ gần 1,4 triệu đồng trong năm 2022 bị rớt chỉ còn chưa đầy 900 ngàn đồng khiến các hộ trồng rừng lo lắng.

Tạo liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

leftcenterrightdel
Gỗ keo tràm sau khi khai thác không bán được 

Lỗ hoặc hòa vốn

Từ những vùng đất trống, đồi núi trọc được phủ xanh bạt ngàn cây keo tràm, nâng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh. Trồng rừng keo tràm từ mấy chục năm nay còn khẳng định hiệu quả kinh tế, giúp nhiều hộ dân miền núi Nam Đông, A Lưới, các vùng gò đồi trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, vươn lên khá giả, làm giàu chính đáng.

Tại huyện miền núi Nam Đông là một trong những huyện có diện tích rừng keo tràm lớn nhất tỉnh với hơn 7.000ha. Cây keo trước đây thường phải mất 5-6 năm mới cho thu hoạch, chừng 5 năm trở lại đây nhờ biện pháp chăm sóc tốt, hợp lý đã rút ngắn thời gian sinh trưởng, chỉ khoảng 4 năm có thể cho thu hoạch. Mỗi ha bình quân thường cho lãi khoảng 80 triệu đồng, có thời điểm giá cao, hoặc tùy vào chất lượng gỗ có lãi đến 100 triệu đồng/ha.

Từ những tháng đầu năm nay, giá keo tràm bị giảm đến 30-40% so với năm trước khiến người dân lo lắng. Đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, giá keo tràm bị sụt giảm khá mạnh. Theo ông Đoàn Phúc ở xã Hương Lộc (Nam Đông), với giá gỗ keo như hiện nay thì người dân có thể chỉ hòa vốn, hoặc lãi thấp, ảnh hưởng đến đời sống hộ trồng rừng.

Nhiều diện tích rừng đã đến chu kỳ thu hoạch, nhưng do giá thấp nên nhiều hộ chưa thể khai thác bán. Điều này ảnh hưởng đến đời sống và tái đầu tư sản xuất đối với nhiều hộ dân. Ông Phúc chia sẻ, trồng keo đòi hỏi công chăm sóc, phát tỉa cành khá lớn, chưa kể chi phí giống, công trồng, trong khi đến kỳ thu hoạch vào thời điểm này thì giá xăng dầu, nhân công lại tăng cao, khó có lãi nên đành phải chờ đến khi giá tăng mới thu hoạch. Tuy nhiên, bao giờ giá keo tràm tăng trở lại thì khó có thể xác định được, số phận rừng trồng gỗ nhỏ rất khó lường.

Không riêng ở huyện miền núi Nam Đông mà cả người dân trồng rừng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh cùng chung hoàn cảnh trước tình trạng giá gỗ keo tràm xuống thấp. Và với người dân hiện nay không còn cách nào khác đành phải chờ giá tăng mới bán, một số hộ đã khai thác không bán được đành chất đống, ảnh hưởng đến chất lượng gỗ và có thể bị hư hỏng.

Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, ông Trần Quốc Phụng cho rằng, giá gỗ hay bất kỳ mặt hàng nào có sự tăng giảm đều do cơ chế, nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Giá gỗ hiện nay đang giảm, trước mắt tuy chưa ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, nhưng về lâu dài nếu giá tiếp tục dao động ở mức thấp thì các hộ trồng rừng và những lao động phụ thuộc vào rừng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trên địa bàn huyện Nam Đông có đến hàng ngàn hộ trồng rừng và lao động phụ thuộc vào rừng như trồng, chăm sóc, khai thác, bốc vác, bóc vỏ, vận chuyển... gỗ rừng trồng.

Hướng đến trồng rừng gỗ lớn, bền vững

Theo lãnh đạo Công ty TNHH Liên doanh nguyên liệu giấy Huế tại Phú Lộc và các công ty thu mua, chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh, gỗ rừng trồng hạ giá phần lớn do thị trường tiêu thụ chính như Trung Quốc, Nhật Bản... đang “đóng băng”. Các công ty thu mua, chế biến đang tồn đọng một lượng gỗ khá lớn do không thể xuất khẩu, vậy nên không thể tiếp tục thu mua thêm. Riêng Công ty TNHH Liên doanh nguyên liệu giấy Huế trước đây, mỗi ngày có thể thu mua đến hàng trăm tấn gỗ keo tràm thì nay phải tạm ngưng mua. Phải chờ đến khi lượng hàng tồn kho xuất đi hết thì công ty này mới tiếp tục thu mua gỗ nguyên liệu của người dân.

Một nguyên nhân khác khiến nguyên liệu keo tràm gỗ nhỏ khó tiêu thụ, rớt giá như hiện nay là do thị trường trên thế giới đang hướng đến chất lượng sản phẩm. Trong đó, rừng gỗ lớn, có chứng chỉ FSC... là sự lựa chọn tất yếu của các doanh nghiệp thu mua, chế biến các mặt hàng từ gỗ rừng trồng. Trong khi, phần lớn diện tích gỗ rừng keo tràm trên địa bàn tỉnh đều là rừng gỗ nhỏ, có thời gian thu hoạch trong vòng 4 năm, thậm chí dưới 4 năm tuổi.

leftcenterrightdel
 Gỗ chất đống không bán được

Theo ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND huyện Nam Đồng, trước thực trạng này, huyện đang hướng đến nhân rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Trường hợp giá thấp như hiện nay tiếp tục kéo dài thì huyện có biện pháp tuyên truyền, vận động người dân chuyển sang đăng ký trồng rừng gỗ lớn, chứng chỉ FSC... Đây cũng là xu hướng chung của tỉnh và nhiều nước trên thế giới. Huyện sẽ làm việc với các ban ngành chức năng liên quan, từng bước chuyển các diện tích rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, gắn với các cơ chế, chính sách đảm bảo nhu cầu sản xuất, đời sống Nhân dân.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn thông tin, hiện nay, diện tích rừng trồng gỗ lớn các loài keo toàn tỉnh theo kế hoạch đạt hơn 10 ngàn ha. Để tiếp tục phát triển phù hợp với thực tế hiện nay, ngành lâm nghiệp đang rà soát để tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn các loài keo giai đoạn 2021-2025 với quy mô khoảng 13.500ha.

Tổng diện tích và số hộ đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC và VFCS/PEFC, đến nay hơn 11.300ha cho một Công ty Lâm nghiệp và 1.397 hộ gia đình. Trong đó, Công ty TNHHNN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong với diện tích hơn 3.096ha và nhóm hộ, Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh (TTH-FOSDA), Hợp tác xã An Việt Phát Thừa Thiên Huế hơn 7.387ha. Tất cả các diện tích này đã được đánh giá, công nhận duy trì chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Đối với chứng chỉ VFCS/PEFC do Liên minh Hợp tác xã tỉnh đại diện với hơn 816ha/124 hộ. Năm 2022, do đơn vị này không thực hiện đánh giá duy trì chứng chỉ định kỳ nên bị dừng hiệu lực chứng chỉ. Đối với 25 hợp tác xã lâm nghiệp bền vững đã được thành lập, trong đó Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững Thuận Thiên đang thúc đẩy các hoạt động theo điều lệ và phương án sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các hợp tác xã còn lại để tiến tới thành lập Liên hiệp các Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững trong năm 2023.

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

TIN MỚI

Return to top