ClockChủ Nhật, 29/07/2018 15:14

Giá thuốc và dịch vụ y tế tăng gần 17,5%, đẩy CPI 7 tháng tăng mạnh

CPI tháng 7 giảm 0,09% so với tháng trước có phần đóng góp quan trọng của giảm giá thuốc và dịch vụ y tế và giá xăng dầu.

Cải thiện PCI để thu hút đầu tưSẽ triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành, địa phươngChỉ số PCI: Chính quyền cần đồng hành cùng doanh nghiệp

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2018 giảm 0,09% so với tháng trước.

Đóng góp vào mức giảm chung của CPI tháng 7 so với tháng trước, nhóm thuốc và dịch vụ y tế có mức giảm cao nhất 5,85% (dịch vụ y tế giảm 7,58%) do điều chỉnh giảm giá dịch vụ y tế làm CPI chung giảm 0,29%.

Giá thuốc và dịch vụ y tế kéo giá tiêu dùng tháng 7 giảm mạnh (ảnh minh họa: KT)

Nhóm giao thông giảm 0,52% chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 22/6/2018 và thời điểm 23/7/2018 làm CPI chung giảm 0,05%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05%.

Các nhóm còn lại đều có chỉ số giá tăng so với tháng trước, gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,43%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,37% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,26%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,12%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; nhóm đồ uống, thuốc lá và nhóm giáo dục cùng tăng 0,05%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,56%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng năm 2018 tăng 3,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 7/2018 tăng 2,13% so với tháng 12/2017 và tăng 4,46% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù giá thuốc và dịch vụ y tế tháng 7 giảm mạnh so với tháng 6, nhưng tính chung 7 tháng qua, giá thuốc và dịch vụ y tế vẫn là nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng mạnh nhất trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI. Cụ thể, so với 7 tháng đầu năm 2017, 7 tháng đầu năm nay, chỉ số giá thuốc và dịch vụ y tế tăng 17,47%, trong đó dịch vụ y tế tăng tới 22,89%.

Lạm phát cơ bản tháng 7/2018 tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 1,41% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm nay tăng 1,36% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Nhu cầu điện toàn cầu dự báo tăng mạnh trong năm 2024 và 2025

Theo báo cáo mới nhất vừa được Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố, tăng trưởng nhu cầu điện toàn cầu vào năm 2024 và năm 2025 được dự báo nằm trong số những mức tăng cao nhất trong 2 thập kỷ qua, và riêng năng lượng mặt trời dự kiến sẽ đáp ứng một nửa mức tăng này.

Nhu cầu điện toàn cầu dự báo tăng mạnh trong năm 2024 và 2025
Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối- Chia sẻ- Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

TIN MỚI

Return to top